Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về người phụ nữ ngày 12/3 tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi trao quyền bình đẳng cho nữ giới trên toàn thế giới.
Nữ chính khách này, được mệnh danh là "người đàn bà được mến mộ nhất nước Mỹ," khẳng định đảm bảo vị thế cho người phụ nữ trên thế giới không chỉ đơn thuần là vấn đề tư pháp mà còn là một đòi hỏi mang tính chính trị, kinh tế và xã hội cấp thiết.
Theo bà, sự nô dịch hóa người phụ nữ là nguy cơ trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Clinton, 15 năm sau khi Tuyên ngôn hành động Bắc Kinh ra đời, đã đến lúc thế giới khẳng định rằng sự tiến bộ của phụ nữ chính là sự tiến bộ của nhân loại và ngược lại.
Bà đồng thời nêu rõ đây cũng là nguyên tắc trọng tâm trong các chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bà nhấn mạnh, thế giới không thể đạt được những tiến bộ lâu dài nếu phụ nữ và các trẻ em gái không được hưởng các quyền chính đáng của mình.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh của quan chức nhiều nước cùng hơn 2.000 đại biểu là nữ giới tham dự hội nghị này.
Kéo dài 12 ngày tại New York, Hội nghị quốc tế về người phụ nữ nhằm đánh giá lại tiến trình thực hiện Tuyên ngôn hành động Bắc Kinh.
Văn kiện này là bộ chính sách khung toàn diện nhất của thế giới hướng tới các mục tiêu phát triển và bình đẳng giới.
Hội nghị bế mạc ngày 12/3 với việc các đại biểu thông qua bảy nghị quyết nhằm cải thiện vị thế của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, chấm dứt tình trạng sản phụ tử vong và phụ nữ cũng như trẻ em gái bị xâm hại thân thể./.
Nữ chính khách này, được mệnh danh là "người đàn bà được mến mộ nhất nước Mỹ," khẳng định đảm bảo vị thế cho người phụ nữ trên thế giới không chỉ đơn thuần là vấn đề tư pháp mà còn là một đòi hỏi mang tính chính trị, kinh tế và xã hội cấp thiết.
Theo bà, sự nô dịch hóa người phụ nữ là nguy cơ trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Clinton, 15 năm sau khi Tuyên ngôn hành động Bắc Kinh ra đời, đã đến lúc thế giới khẳng định rằng sự tiến bộ của phụ nữ chính là sự tiến bộ của nhân loại và ngược lại.
Bà đồng thời nêu rõ đây cũng là nguyên tắc trọng tâm trong các chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bà nhấn mạnh, thế giới không thể đạt được những tiến bộ lâu dài nếu phụ nữ và các trẻ em gái không được hưởng các quyền chính đáng của mình.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh của quan chức nhiều nước cùng hơn 2.000 đại biểu là nữ giới tham dự hội nghị này.
Kéo dài 12 ngày tại New York, Hội nghị quốc tế về người phụ nữ nhằm đánh giá lại tiến trình thực hiện Tuyên ngôn hành động Bắc Kinh.
Văn kiện này là bộ chính sách khung toàn diện nhất của thế giới hướng tới các mục tiêu phát triển và bình đẳng giới.
Hội nghị bế mạc ngày 12/3 với việc các đại biểu thông qua bảy nghị quyết nhằm cải thiện vị thế của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, chấm dứt tình trạng sản phụ tử vong và phụ nữ cũng như trẻ em gái bị xâm hại thân thể./.
(TTXVN/Vietnam+)