Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang xác định, trong mẫu patê của cơ sở Cẩm Tú nhiễm 2 loại độc tố Staphylococcol Enterotoxin (SE) và độc tố Bacillus Diarrhoeal Enterotoxin (BDE).
Chiều 25/1, bác sĩ Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết hai loại độc tố trên đã gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại huyện này trong thời gian từ ngày 18-20/1.
Sau khi vụ ngộ độc do ăn bánh mì xảy ra, các ngành chức năng đã lấy 15 mẫu thực phẩm bị nhiễm độc để xét nghiệm, gồm của cơ sở Cẩm Tú và 2 mẫu bánh mì từ lò của hộ Nguyễn Phước Nghĩa và lò của hộ Phạm Văn Tâm; các cơ sở này đều ở thị trấn Chợ Lầu, Bắc Bình.
Ngoài patê, hai mẫu bánh mì từ các cơ sở nêu trên cũng nhiễm độc tố BDE. Các mẫu xét nghiệm khác không phát hiện độc tố SE và BDE. Hiện hơn 200 trường hợp ngộ độc bánh mì sau thời gian điều trị đã bình phục và xuất viện.
Về nguyên nhân tử vong của em Võ Thị Mỹ Quyên, lớp 7A3, Trường trung học cơ sở Chợ Lầu vào sáng 19/1, trước đó có ăn bánh mì của Cơ sở Cẩm Tú, ông Nguyễn Văn Nhơn, Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận cho biết em Quyên tử vong là do choáng nhiễm trùng đường tiêu hóa trên nền bệnh cảnh về máu cùng với hội chứng thận hư, vì vậy mặc dù chỉ ăn một chút bánh mì kẹp patê của cơ sở Cẩm Tú đã khiến em tử vong.
Cũng theo ông Nhơn, nếu người bình thường không có bệnh chắc chắn sẽ không bị tử vong. Trước đó Quyên đã điều trị tại bệnh viện trong tình trạng thể lực và sức đề kháng rất yếu do mắc bệnh về máu bẩm sinh và hội chứng thận hư./.
Chiều 25/1, bác sĩ Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết hai loại độc tố trên đã gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại huyện này trong thời gian từ ngày 18-20/1.
Sau khi vụ ngộ độc do ăn bánh mì xảy ra, các ngành chức năng đã lấy 15 mẫu thực phẩm bị nhiễm độc để xét nghiệm, gồm của cơ sở Cẩm Tú và 2 mẫu bánh mì từ lò của hộ Nguyễn Phước Nghĩa và lò của hộ Phạm Văn Tâm; các cơ sở này đều ở thị trấn Chợ Lầu, Bắc Bình.
Ngoài patê, hai mẫu bánh mì từ các cơ sở nêu trên cũng nhiễm độc tố BDE. Các mẫu xét nghiệm khác không phát hiện độc tố SE và BDE. Hiện hơn 200 trường hợp ngộ độc bánh mì sau thời gian điều trị đã bình phục và xuất viện.
Về nguyên nhân tử vong của em Võ Thị Mỹ Quyên, lớp 7A3, Trường trung học cơ sở Chợ Lầu vào sáng 19/1, trước đó có ăn bánh mì của Cơ sở Cẩm Tú, ông Nguyễn Văn Nhơn, Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận cho biết em Quyên tử vong là do choáng nhiễm trùng đường tiêu hóa trên nền bệnh cảnh về máu cùng với hội chứng thận hư, vì vậy mặc dù chỉ ăn một chút bánh mì kẹp patê của cơ sở Cẩm Tú đã khiến em tử vong.
Cũng theo ông Nhơn, nếu người bình thường không có bệnh chắc chắn sẽ không bị tử vong. Trước đó Quyên đã điều trị tại bệnh viện trong tình trạng thể lực và sức đề kháng rất yếu do mắc bệnh về máu bẩm sinh và hội chứng thận hư./.
Nguyễn Thanh (Vietnam+)