Trong những năm gần đây, tại tỉnh Hà Giang liên tục xảy ra những vụ ngộ độc trầm trọng do bà con dân tộc thiểu số ăn bánh ngô, bánh trôi ngô bị mốc.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, những trường hợp tử vong do ăn bánh trôi ngô, bánh ngô bị mốc như: Năm 2002, Hà Giang có 7 trường hợp; năm 2006 có 4 trường hợp; năm 2008 đã có nhiều gia đình tử vong gần hết cả nhà, điển hình là vụ ăn bánh ngô mốc ở xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn) làm 26 người mắc, một gia đình đã có 3 người tử vong; năm 2011 có 3 trường hợp tử vong. Riêng năm 2012 trên địa bàn Hà Giang lại xảy ra 4 vụ ngộ độc, có tới 13 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã xảy 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 14 người mắc, 5 người tử vong (trong đó 1 vụ ngộ độc sắn 3 người mắc, 1 người tử vong). Mới đây nhất, vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc xảy ra chiều 29/4, tại gia đình ông Cháng Chừ Sá, thôn Lùng Vái, xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) làm 11 người mắc, 4 bệnh nhân nặng nhất đã tử vong.
Hiện còn cháu Cháng Mí Mù, 13 tuổi đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang chuyển về cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ chiều ngày 3/5.
Vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang.
Mèn mén hay bánh ngô nướng, bánh trôi ngô là những món ăn dân giã, truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, núi đá thì nhiều nhưng đất canh tác lại rất ít, nên bà con thường chỉ trồng ngô làm cây lương thực chính. Sau khi thu hoạch ngô về, bà con thường phơi ngô ở gác bếp, hoặc treo trên sàn ở ngoài hiên nhà để sử dụng dần. Do không được bảo quản cẩn thận, trong quá trình để lâu ngô rất dễ bị mốc.
Sau Tết Nguyên đán hàng năm, tập tục của đồng bào Mông ở vùng cao Hà Giang thường lấy ngô xay thành bột để làm bánh. Hầu như gia đình nào cũng làm bánh bột ngô để ăn phụ vào bữa ăn chính. Nếu như bánh ngô mới thì ăn rất thơm ngon, tuy nhiên do bà con không có nhiều thời gian nên mỗi lần xay ngô làm bánh, bà con thường xay nhiều để ăn dần. Chính vì để lâu nên bột ngô hay bánh ngô mới bị nấm mốc. Đây là nguyên nhân chính khiến rất nhiều bà con dân tộc sau khi ăn bánh ngô xong thì bị ngộ độc, nhẹ thì chỉ nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng. Nặng thì sau khi ăn xong, bệnh nhân sẽ bị hôn mê, đông máu, men gan tăng, suy hô hấp và có nguy cơ tử vong cao.
[Hai trẻ tử vong, chín người nhập viện vì ăn bánh mốc]
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Công Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng, chống nhiễm độc, Học viện Quân y đang thực hiện nghiên cứu "Đề tài độc tố nấm gây ngộ độc trong bánh ngô ở Hà Giang và xây dựng giải pháp can thiệp" cho biết: Thời gian gần đây, tại tỉnh Hà Giang liên tục xảy ra những vụ ngộ độc trầm trọng sau khi người dân ăn bánh trôi ngôi chứa nấm mốc.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, trong mẫu bánh trôi ngô thu thập từ năm 2012 chứa một loại độc tố vi nấm rất độc, chỉ sau 2,5 giờ thí nghiệm là có thể gây chết thỏ.
Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn ngô mốc hoặc các thực phẩm chế biến từ ngô để lâu ngày, bột ngô ướt, bánh ngô đã chế biến cũng chỉ nên dùng trong ngày, không nên để lưu cữu dùng trong nhiều ngày dễ bị nhiễm nấm mốc độc. Trong quá trình chế biến cũng cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tránh việc nhiễm độc tố từ bên ngoài xâm nhập vào thực phẩm.
Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc do ăn bánh ngô mốc ngoài do ý thức, phong tục tập quán còn lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Hà Giang, bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực hiện chưa triển khai thực sự có hiệu quả và chưa có các biện pháp quyết liệt trong việc vận động, hướng dẫn bà con tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm để lâu ngày, ẩm mốc, không ăn thực phẩm làm từ ngô để lâu ngày./.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, những trường hợp tử vong do ăn bánh trôi ngô, bánh ngô bị mốc như: Năm 2002, Hà Giang có 7 trường hợp; năm 2006 có 4 trường hợp; năm 2008 đã có nhiều gia đình tử vong gần hết cả nhà, điển hình là vụ ăn bánh ngô mốc ở xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn) làm 26 người mắc, một gia đình đã có 3 người tử vong; năm 2011 có 3 trường hợp tử vong. Riêng năm 2012 trên địa bàn Hà Giang lại xảy ra 4 vụ ngộ độc, có tới 13 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã xảy 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 14 người mắc, 5 người tử vong (trong đó 1 vụ ngộ độc sắn 3 người mắc, 1 người tử vong). Mới đây nhất, vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc xảy ra chiều 29/4, tại gia đình ông Cháng Chừ Sá, thôn Lùng Vái, xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) làm 11 người mắc, 4 bệnh nhân nặng nhất đã tử vong.
Hiện còn cháu Cháng Mí Mù, 13 tuổi đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang chuyển về cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ chiều ngày 3/5.
Vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang.
Mèn mén hay bánh ngô nướng, bánh trôi ngô là những món ăn dân giã, truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, núi đá thì nhiều nhưng đất canh tác lại rất ít, nên bà con thường chỉ trồng ngô làm cây lương thực chính. Sau khi thu hoạch ngô về, bà con thường phơi ngô ở gác bếp, hoặc treo trên sàn ở ngoài hiên nhà để sử dụng dần. Do không được bảo quản cẩn thận, trong quá trình để lâu ngô rất dễ bị mốc.
Sau Tết Nguyên đán hàng năm, tập tục của đồng bào Mông ở vùng cao Hà Giang thường lấy ngô xay thành bột để làm bánh. Hầu như gia đình nào cũng làm bánh bột ngô để ăn phụ vào bữa ăn chính. Nếu như bánh ngô mới thì ăn rất thơm ngon, tuy nhiên do bà con không có nhiều thời gian nên mỗi lần xay ngô làm bánh, bà con thường xay nhiều để ăn dần. Chính vì để lâu nên bột ngô hay bánh ngô mới bị nấm mốc. Đây là nguyên nhân chính khiến rất nhiều bà con dân tộc sau khi ăn bánh ngô xong thì bị ngộ độc, nhẹ thì chỉ nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng. Nặng thì sau khi ăn xong, bệnh nhân sẽ bị hôn mê, đông máu, men gan tăng, suy hô hấp và có nguy cơ tử vong cao.
[Hai trẻ tử vong, chín người nhập viện vì ăn bánh mốc]
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Công Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng, chống nhiễm độc, Học viện Quân y đang thực hiện nghiên cứu "Đề tài độc tố nấm gây ngộ độc trong bánh ngô ở Hà Giang và xây dựng giải pháp can thiệp" cho biết: Thời gian gần đây, tại tỉnh Hà Giang liên tục xảy ra những vụ ngộ độc trầm trọng sau khi người dân ăn bánh trôi ngôi chứa nấm mốc.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, trong mẫu bánh trôi ngô thu thập từ năm 2012 chứa một loại độc tố vi nấm rất độc, chỉ sau 2,5 giờ thí nghiệm là có thể gây chết thỏ.
Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn ngô mốc hoặc các thực phẩm chế biến từ ngô để lâu ngày, bột ngô ướt, bánh ngô đã chế biến cũng chỉ nên dùng trong ngày, không nên để lưu cữu dùng trong nhiều ngày dễ bị nhiễm nấm mốc độc. Trong quá trình chế biến cũng cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tránh việc nhiễm độc tố từ bên ngoài xâm nhập vào thực phẩm.
Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc do ăn bánh ngô mốc ngoài do ý thức, phong tục tập quán còn lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Hà Giang, bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực hiện chưa triển khai thực sự có hiệu quả và chưa có các biện pháp quyết liệt trong việc vận động, hướng dẫn bà con tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm để lâu ngày, ẩm mốc, không ăn thực phẩm làm từ ngô để lâu ngày./.
Minh Tâm (TTXVN)