Lễ truy điệu, Lễ tang cấp Nhà nước giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, đã được tổ chức trọng thể vào lúc 7 giờ 30 ngày 25/12, tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự lễ truy điệu có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Giáo sư Trần Văn Giàu sinh ngày 11/9/1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An); tham gia cách mạng từ năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1930.
Tháng 10/1943, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.
Tháng 8/1945, giữa khí thế sục sôi cách mạng của cả nước, ông đã tham gia lãnh đạo chính quyền nhân dân ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ; tháng 9 cùng năm, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.
Từ năm 1949 đến 1951, ông được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin, sau đó chuyển sang công tác ở Bộ Giáo dục, tham gia xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp. Chính từ đây, sự nghiệp vẻ vang của giáo sư Trần Văn Giàu viết thêm trang mới với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà, có hơn 150 công trình khoa học về triết học, tư tưởng, khoa học xã hội và lịch sử. Do tuổi cao, sức yếu, giáo sư đã qua đời hồi 17 giờ 20 phút ngày 16/12/2010, hưởng thọ 100 tuổi.
Với những đóng góp to lớn, giáo sư Trần Văn Giàu đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, Anh hùng Lao động và nhiều huân, huy chương khác.
Thể hiện lòng tôn kính nhà cách mạng lão thành Trần Văn Giàu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao, các đoàn của Ban Bí thư Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng trên 350 đoàn trong và ngoài nước đã đến viếng, gửi vòng hoa và điện chia buồn.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cũng đã gửi vòng hoa đến viếng.
Trong niềm tiếc thương sâu sắc, ông Lê Thanh Hải - Trưởng ban Lễ tang, đã đọc lời điếu, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của giáo sư Trần Văn Giàu, từ một học sinh yêu nước đã trở thành nhà cách mạng kiên cường, một nhà giáo mẫu mực, người thầy của nhiều thế hệ nhà giáo Việt Nam, nhà khoa học lớn của đất nước, cây đại thụ của khoa học chính trị và khoa học xã hội Việt Nam.
Lời điếu nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, giành chính quyền về tay nhân dân ở Nam Bộ cũng như sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc vào mùa Thu năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là công lao của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp là của nhân dân Nam Bộ, trong đó có vai trò quan trọng của người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Trần Văn Giàu.”
Điếu văn cũng đã khẳng định giáo sư Trần Văn Giàu là một nhà cách mạng lão thành, kiên trung, đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho suốt cuộc hành trình đầy gian lao khốc liệt mà rất đỗi anh hùng của Đảng trong chặng đường lịch sử 80 năm qua của dân tộc. Giáo sư là người tận trung tận hiếu với Đảng và nhân dân, là tấm gương sáng về lòng tận tình, độ lượng, bao dung, trung hiếu, thủy chung với đồng chí, đồng nghiệp và gia đình, gương sáng về nhiều lĩnh vực cho các thế hệ học tập, noi theo.
Giáo sư mất đi, Đảng và nhân dân Việt Nam mất một chiến sỹ cách mạng kiên cường, nền khoa học Việt Nam mất đi một cây đại thụ, một nhà lý luận cách mạng, nền giáo dục nước nhà mất một người thầy lỗi lạc.
Trong niềm xúc động, ông Lê Thanh Hải bày tỏ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện tiếp tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân mà 80 năm qua giáo sư đã gắn bó; giữ vững độc lập tự do, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Giàu, các vị lãnh đạo và đồng bào, đồng chí, các thế hệ học trò đã kính cẩn nghiêng mình mặc niệm và đưa linh cữu ra tận xe tang để đưa giáo sư về yên nghỉ tại quê nhà./.
Dự lễ truy điệu có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Giáo sư Trần Văn Giàu sinh ngày 11/9/1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An); tham gia cách mạng từ năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1930.
Tháng 10/1943, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.
Tháng 8/1945, giữa khí thế sục sôi cách mạng của cả nước, ông đã tham gia lãnh đạo chính quyền nhân dân ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ; tháng 9 cùng năm, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.
Từ năm 1949 đến 1951, ông được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin, sau đó chuyển sang công tác ở Bộ Giáo dục, tham gia xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp. Chính từ đây, sự nghiệp vẻ vang của giáo sư Trần Văn Giàu viết thêm trang mới với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà, có hơn 150 công trình khoa học về triết học, tư tưởng, khoa học xã hội và lịch sử. Do tuổi cao, sức yếu, giáo sư đã qua đời hồi 17 giờ 20 phút ngày 16/12/2010, hưởng thọ 100 tuổi.
Với những đóng góp to lớn, giáo sư Trần Văn Giàu đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, Anh hùng Lao động và nhiều huân, huy chương khác.
Thể hiện lòng tôn kính nhà cách mạng lão thành Trần Văn Giàu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao, các đoàn của Ban Bí thư Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng trên 350 đoàn trong và ngoài nước đã đến viếng, gửi vòng hoa và điện chia buồn.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cũng đã gửi vòng hoa đến viếng.
Trong niềm tiếc thương sâu sắc, ông Lê Thanh Hải - Trưởng ban Lễ tang, đã đọc lời điếu, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của giáo sư Trần Văn Giàu, từ một học sinh yêu nước đã trở thành nhà cách mạng kiên cường, một nhà giáo mẫu mực, người thầy của nhiều thế hệ nhà giáo Việt Nam, nhà khoa học lớn của đất nước, cây đại thụ của khoa học chính trị và khoa học xã hội Việt Nam.
Lời điếu nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, giành chính quyền về tay nhân dân ở Nam Bộ cũng như sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc vào mùa Thu năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là công lao của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp là của nhân dân Nam Bộ, trong đó có vai trò quan trọng của người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Trần Văn Giàu.”
Điếu văn cũng đã khẳng định giáo sư Trần Văn Giàu là một nhà cách mạng lão thành, kiên trung, đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho suốt cuộc hành trình đầy gian lao khốc liệt mà rất đỗi anh hùng của Đảng trong chặng đường lịch sử 80 năm qua của dân tộc. Giáo sư là người tận trung tận hiếu với Đảng và nhân dân, là tấm gương sáng về lòng tận tình, độ lượng, bao dung, trung hiếu, thủy chung với đồng chí, đồng nghiệp và gia đình, gương sáng về nhiều lĩnh vực cho các thế hệ học tập, noi theo.
Giáo sư mất đi, Đảng và nhân dân Việt Nam mất một chiến sỹ cách mạng kiên cường, nền khoa học Việt Nam mất đi một cây đại thụ, một nhà lý luận cách mạng, nền giáo dục nước nhà mất một người thầy lỗi lạc.
Trong niềm xúc động, ông Lê Thanh Hải bày tỏ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện tiếp tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân mà 80 năm qua giáo sư đã gắn bó; giữ vững độc lập tự do, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Giàu, các vị lãnh đạo và đồng bào, đồng chí, các thế hệ học trò đã kính cẩn nghiêng mình mặc niệm và đưa linh cữu ra tận xe tang để đưa giáo sư về yên nghỉ tại quê nhà./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)