Các cán bộ thuộc Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Lạc Hồng của Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, xây dựng thành công Hệ thống cơ sở dữ liệu các chủng loại virus cúm theo từng tỉnh, thành trong cả nước.
Đây là công cụ giúp các nhà nghiên cứu, các tổ chức, chuyên gia y tế Việt Nam khai thác thông tin về virus cúm một cách nhanh chóng và hiệu quả; đồng thời tuyên truyền cho người dân một số hiểu biết nhất định về virus cúm, một loại virus nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Hệ thống cơ sở dữ liệu các chủng loại virus cúm này thực chất là một trang web cho phép người dùng tìm kiếm, thống kê các thông tin về virus cúm. Hệ thống có các chức năng như thống kê và biểu diễn kết quả về virus cúm theo từng tỉnh thành, theo thời gian, theo sự phát triển của virus cúm theo loại và chủng virus.
Ngoài ra, hệ thống còn liên tục cập nhật thông tin về các chủng virus cúm mới trên thế giới với nguồn dữ liệu được lấy từ Ngân hàng dữ liệu của NCBI (Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia-Hoa Kỳ).
Mặc dù nhiều nghiên cứu về virus cúm đã được tiến hành ở Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc giải mã các trình tự DNA và protein của virus, qua đó tiến hành một số phân tích để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng chứ không có chức năng tổng hợp, cập nhật và chi tiết hóa dữ liệu virus cúm.
Hệ thống thông tin này sẽ giúp các nhà khoa học, các chuyên gia y tế hiểu được cơ chế lây nhiễm nhằm nghiên cứu, tạo ra vắcxin mới, theo dõi, điều trị và kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả hơn./.
Đây là công cụ giúp các nhà nghiên cứu, các tổ chức, chuyên gia y tế Việt Nam khai thác thông tin về virus cúm một cách nhanh chóng và hiệu quả; đồng thời tuyên truyền cho người dân một số hiểu biết nhất định về virus cúm, một loại virus nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Hệ thống cơ sở dữ liệu các chủng loại virus cúm này thực chất là một trang web cho phép người dùng tìm kiếm, thống kê các thông tin về virus cúm. Hệ thống có các chức năng như thống kê và biểu diễn kết quả về virus cúm theo từng tỉnh thành, theo thời gian, theo sự phát triển của virus cúm theo loại và chủng virus.
Ngoài ra, hệ thống còn liên tục cập nhật thông tin về các chủng virus cúm mới trên thế giới với nguồn dữ liệu được lấy từ Ngân hàng dữ liệu của NCBI (Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia-Hoa Kỳ).
Mặc dù nhiều nghiên cứu về virus cúm đã được tiến hành ở Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc giải mã các trình tự DNA và protein của virus, qua đó tiến hành một số phân tích để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng chứ không có chức năng tổng hợp, cập nhật và chi tiết hóa dữ liệu virus cúm.
Hệ thống thông tin này sẽ giúp các nhà khoa học, các chuyên gia y tế hiểu được cơ chế lây nhiễm nhằm nghiên cứu, tạo ra vắcxin mới, theo dõi, điều trị và kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả hơn./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)