Ngày 15/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo nghiên cứu xây dựng đê biển Vịnh Rạch Giá.
Kế hoạch xây dựng bao gồm những nội dung như đề xuất các phương án tuyến đê biển và các phương án vận hành công trình; phân tích và đề xuất các phương án tuyến đê biển; đánh giá tác động của tuyến đê biển đến kiểm soát lũ, mặn và cấp nước; nghiên cứu những diễn biến hình thái trước và sau khi xây dựng tuyến đê biển; nghiên cứu giải pháp kết cấu công trình, biện pháp thi công và dự kiến vốn đầu tư xây dựng tuyến đê biển…
Việc xây dựng tuyến đê biển có ba phương án, phương án 1, đoạn từ huyện Hòn Đất tới Xẻo Quao (huyện An Minh), có chiều dài 24,5km (đường biển); phương án 2, từ Hòn Đất-Hòn Tre (huyện Kiên Hải)-Xẻo Quao, chiều dài 26,3km và phương án 3, từ Hòn Chông (huyện Kiên Lương)-Hòn Tre-Xẻo Quao là 41,7km.
Sau khi tuyến đê biển được xây dựng sẽ tạo ra một hồ chứa nước ngọt có dung tích lớn cung cấp cho các ngành kinh tế của tỉnh trong khu vực như An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu…; hỗ trợ thoát lũ vùng ven biển Tây và cả Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường giao thông bộ và an ninh quốc phòng; phát triển năng lượng điện gió và thủy triều; phát triển hệ thống cảng biển; tạo nên một cảnh quan sinh thái mới vùng ven biển để phát triển du lịch; ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng…
Sau khi nghe báo cáo, nhiều ý kiến đồng ý với cả ba phương án.
Tuy nhiên cũng nhìn nhận một thực tế, khi xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá tạo hồ trữ nước ngọt thì rừng ngập mặn ven biển sẽ bị chết; đê biển hiện hữu và các công trình xây dựng trên đê bị sóng uy hiếp mạnh, không đảm bảo cho hệ thống công trình và vùng đất phía trong đê vì khoảng cách từ đê mới đến đê cũ khá xa; đê mới không thể khắc phục được việc tạo sóng trong hồ khi bão to, gió lớn. Vịnh Rạch Giá là vùng biển bồi, nếu xây dựng đê tạo hồ chứa thì tốc độ bồi lắng lòng hồ sẽ rất nhanh…
Những vấn đề trên đã được nhiều đại biểu đặt ra và đề nghị Viện nên nghiên cứu có phương án khả thi nhất.
Hiện Kiên Giang có bờ biển dài trên 200km. Theo dự báo, trong tương lai Kiên Giang sẽ thiếu nước ngọt do hạn hán và sử dụng nước ngọt tăng của vùng thượng lưu; chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng…
Vì vậy, việc đầu tư, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển và nghiên cứu xây dựng các công trình trữ nước ngọt vào mùa mưa lũ để sử dụng trong mùa khô của Viện Khoa học Thủy lợi đề xuất là hết sức cần thiết, cần được xúc tiến đầu tư./.
Kế hoạch xây dựng bao gồm những nội dung như đề xuất các phương án tuyến đê biển và các phương án vận hành công trình; phân tích và đề xuất các phương án tuyến đê biển; đánh giá tác động của tuyến đê biển đến kiểm soát lũ, mặn và cấp nước; nghiên cứu những diễn biến hình thái trước và sau khi xây dựng tuyến đê biển; nghiên cứu giải pháp kết cấu công trình, biện pháp thi công và dự kiến vốn đầu tư xây dựng tuyến đê biển…
Việc xây dựng tuyến đê biển có ba phương án, phương án 1, đoạn từ huyện Hòn Đất tới Xẻo Quao (huyện An Minh), có chiều dài 24,5km (đường biển); phương án 2, từ Hòn Đất-Hòn Tre (huyện Kiên Hải)-Xẻo Quao, chiều dài 26,3km và phương án 3, từ Hòn Chông (huyện Kiên Lương)-Hòn Tre-Xẻo Quao là 41,7km.
Sau khi tuyến đê biển được xây dựng sẽ tạo ra một hồ chứa nước ngọt có dung tích lớn cung cấp cho các ngành kinh tế của tỉnh trong khu vực như An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu…; hỗ trợ thoát lũ vùng ven biển Tây và cả Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường giao thông bộ và an ninh quốc phòng; phát triển năng lượng điện gió và thủy triều; phát triển hệ thống cảng biển; tạo nên một cảnh quan sinh thái mới vùng ven biển để phát triển du lịch; ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng…
Sau khi nghe báo cáo, nhiều ý kiến đồng ý với cả ba phương án.
Tuy nhiên cũng nhìn nhận một thực tế, khi xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá tạo hồ trữ nước ngọt thì rừng ngập mặn ven biển sẽ bị chết; đê biển hiện hữu và các công trình xây dựng trên đê bị sóng uy hiếp mạnh, không đảm bảo cho hệ thống công trình và vùng đất phía trong đê vì khoảng cách từ đê mới đến đê cũ khá xa; đê mới không thể khắc phục được việc tạo sóng trong hồ khi bão to, gió lớn. Vịnh Rạch Giá là vùng biển bồi, nếu xây dựng đê tạo hồ chứa thì tốc độ bồi lắng lòng hồ sẽ rất nhanh…
Những vấn đề trên đã được nhiều đại biểu đặt ra và đề nghị Viện nên nghiên cứu có phương án khả thi nhất.
Hiện Kiên Giang có bờ biển dài trên 200km. Theo dự báo, trong tương lai Kiên Giang sẽ thiếu nước ngọt do hạn hán và sử dụng nước ngọt tăng của vùng thượng lưu; chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng…
Vì vậy, việc đầu tư, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển và nghiên cứu xây dựng các công trình trữ nước ngọt vào mùa mưa lũ để sử dụng trong mùa khô của Viện Khoa học Thủy lợi đề xuất là hết sức cần thiết, cần được xúc tiến đầu tư./.
Hoàng Vân (TTXVN/Vietnam+)