Nghiên cứu xác voi ma mút lông dầy hé lộ bí mật sự di cư của người

Việc nghiên cứu xác một con voi ma mút đực lông dày ở Siberia cho thấy con người có mặt ở vùng Bắc Cực sớm hơn 10.000 năm so với các giả thuyết.
Nghiên cứu xác voi ma mút lông dầy hé lộ bí mật sự di cư của người ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Wikicommons)

Việc nghiên cứu xác một con voi ma mút đực lông dày ở vùng Siberia của Nga cho thấy dấu hiệu con người đã có mặt ở vùng Bắc Cực Âu-Á sớm hơn 10.000 năm so với các giả thuyết trước đây.

Kết luận này vừa được đăng tải trên chuyên san khoa học Science của Mỹ.

Xác con voi ma mút đực lông dày được tìm thấy vào năm 2012 gần vịnh Yenisei ở vùng Bắc Cực Siberia. Sử dụng phương pháp carbon phóng xạ đối với xương chày của con vật và những vật liệu xung quanh, các nhà nghiên cứu xác định niên đại của nó vào khoảng 45.000 năm tuổi.

Xác con voi này như có một số thương tích bất thường trên xương sườn, ngà và hàm. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vết thương này có thể là do giáo của những người thợ săn khoảng 10.000 năm trước, thời điểm mà con người được cho là đã đến Bắc Cực.

Theo tác giả của nghiên cứu trên, nhà khoa học Vladimir Pitulko thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, voi ma mút cung cấp nguồn thực phẩm tuyệt vời.

Mỡ và tủy làm thức ăn, đặc biệt là lưỡi hoặc gan là đặc sản, còn phân, mỡ và xương làm nhiên liệu, xương dài và ngà làm nguyên liệu. Do đó, việc săn bắn chúng có thể đã khiến con người xuất hiện rộng khắp, ngay cả ở vùng Siberia nằm ở cực Bắc của địa cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục