Ngày 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch.
Đây là dịp đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng công tác hộ tịch trong những thập kỷ qua; rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững cho công tác hộ tịch.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, đây là hoạt động thiết thực liên quan trực tiếp tới đời sống người dân.
Phó Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự cố gắng của ngành tư pháp và các cán bộ tư pháp trực tiếp làm công tác hộ tịch ở xã, phường, thị trấn trong thời gian quan đã có nhiều nỗ lực góp phần đưa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nước ta ngày càng đi vào nền nếp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thẳn thắn nêu lên những bất cập, yếu kém còn tồn tại trong công tác hộ tịch. Đó là trong công tác xây dựng thể chế, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còm mang tính chắp vá, chưa có một đạo luật chung điều chỉnh thống nhất lĩnh vực này. Việc tác nghiệp còn thủ công, thiếu chuyên nghiệp; cán bộ cấp xã hay thay đổi; cơ chế đăng ký, quản lý hộ tịch còn chưa theo kịp yêu cầu của đời sống xã hội; vẫn còn hiện tượng sót, lọt trong đăng ký khai sinh, khai tử… đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa…
Để tạo bước đột phá trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế về hộ tịch, trong đó có việc xây dựng một đạo Luật về hộ tịch là cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện. Phó Thủ tướng lưu ý các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hộ tịch; nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, địa vị pháp lý của công tác hộ tịch. Trên thực tế cho thấy ở nơi nào, các cấp chính quyền điạ phương quan tâm, tạo điều kiện thì nơi đó công tác đăng ký, quản lý hộ tịch được làm tốt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải nghiên cứu để tiến tới xây dựng, cấp mã số cá nhân; đăng ký quản lý hộ tịch phải kịp thời, chính xác, nên mô hình đăng ký hộ tịch phải thu gọn đầu mối; xây dựng chức danh hộ tịch viên. Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học … đặc biệt là ở cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhân dân; tập trung cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, công khai minh bạch , giảm chi phí tạo sự thuận lợi nhất cho người dân…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhận định, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta ngày càng đi vào nền nếp. Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, công tác hộ tịch đã có những bước tiến cơ bản và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc củng cố hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và tăng cường đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; hệ thống sổ sách, dữ liệu hộ tịch được lưu trữ và sử dụng lâu dài; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch; khẳng định vai trò trong quản lý nhà nước và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân…
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ hạn chế về thể chế vì có quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch, tạo nên độ phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch khi áp dụng, người dân cũng khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽ được áp dụng theo văn bản nào. Hiện tại còn tình trạng đăng ký không kịp thời, chưa đầy đủ và thiếu chính xác; dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán; đăng ký quá hạn, đăng ký lại còn chiếm tỷ lệ tương đối cao…
Bộ Tư pháp đã đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó tập trung vào hoàn thiện thể chế mà một nội dung quan trọng là xây dựng một đạo luật về hộ tịch làm cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện. Bộ cũng đề nghị củng cố, tăng cường đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch, tiến tới xây dựng chức danh Hộ tịch viên; cải tiến sổ hộ tịch và phương thức đăng ký hộ tịch; thực hiện phân cấp hợp lý giữa đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng mã số cá nhân…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Hộ tịch; thảo luận sâu một số chuyên đề về thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hộ tịch là việc Nhà nước đăng ký và quản lý các sự kiện nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện nhân thân cơ bản của cá nhân được hộ tịch đăng ký bao gồm: khai sinh, kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha mẹ, con, khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch. Trong đó khai sinh, kết hôn, khai tử là 3 sự kiện phổ biến mà bất cứ cá nhân nào cũng phải được đăng ký.
Một trong những kết quả đã đạt được trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đó là hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch kể từ khi ngành Tư pháp tiếp nhận bàn giao công tác hộ tịch.
Mặc dù cho đến nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng về hộ tịch nhưng đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Hiện tại, ngoài những quy định có tính nguyên tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ en năm 2004, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, còn có 6 Nghị định, 1 Thông tư liên tịch và 5 Thông tư điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch./.
Đây là dịp đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng công tác hộ tịch trong những thập kỷ qua; rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững cho công tác hộ tịch.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, đây là hoạt động thiết thực liên quan trực tiếp tới đời sống người dân.
Phó Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự cố gắng của ngành tư pháp và các cán bộ tư pháp trực tiếp làm công tác hộ tịch ở xã, phường, thị trấn trong thời gian quan đã có nhiều nỗ lực góp phần đưa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nước ta ngày càng đi vào nền nếp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thẳn thắn nêu lên những bất cập, yếu kém còn tồn tại trong công tác hộ tịch. Đó là trong công tác xây dựng thể chế, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còm mang tính chắp vá, chưa có một đạo luật chung điều chỉnh thống nhất lĩnh vực này. Việc tác nghiệp còn thủ công, thiếu chuyên nghiệp; cán bộ cấp xã hay thay đổi; cơ chế đăng ký, quản lý hộ tịch còn chưa theo kịp yêu cầu của đời sống xã hội; vẫn còn hiện tượng sót, lọt trong đăng ký khai sinh, khai tử… đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa…
Để tạo bước đột phá trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế về hộ tịch, trong đó có việc xây dựng một đạo Luật về hộ tịch là cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện. Phó Thủ tướng lưu ý các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hộ tịch; nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, địa vị pháp lý của công tác hộ tịch. Trên thực tế cho thấy ở nơi nào, các cấp chính quyền điạ phương quan tâm, tạo điều kiện thì nơi đó công tác đăng ký, quản lý hộ tịch được làm tốt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải nghiên cứu để tiến tới xây dựng, cấp mã số cá nhân; đăng ký quản lý hộ tịch phải kịp thời, chính xác, nên mô hình đăng ký hộ tịch phải thu gọn đầu mối; xây dựng chức danh hộ tịch viên. Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học … đặc biệt là ở cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhân dân; tập trung cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, công khai minh bạch , giảm chi phí tạo sự thuận lợi nhất cho người dân…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhận định, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta ngày càng đi vào nền nếp. Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, công tác hộ tịch đã có những bước tiến cơ bản và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc củng cố hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và tăng cường đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; hệ thống sổ sách, dữ liệu hộ tịch được lưu trữ và sử dụng lâu dài; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch; khẳng định vai trò trong quản lý nhà nước và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân…
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ hạn chế về thể chế vì có quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch, tạo nên độ phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch khi áp dụng, người dân cũng khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽ được áp dụng theo văn bản nào. Hiện tại còn tình trạng đăng ký không kịp thời, chưa đầy đủ và thiếu chính xác; dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán; đăng ký quá hạn, đăng ký lại còn chiếm tỷ lệ tương đối cao…
Bộ Tư pháp đã đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó tập trung vào hoàn thiện thể chế mà một nội dung quan trọng là xây dựng một đạo luật về hộ tịch làm cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện. Bộ cũng đề nghị củng cố, tăng cường đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch, tiến tới xây dựng chức danh Hộ tịch viên; cải tiến sổ hộ tịch và phương thức đăng ký hộ tịch; thực hiện phân cấp hợp lý giữa đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng mã số cá nhân…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Hộ tịch; thảo luận sâu một số chuyên đề về thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hộ tịch là việc Nhà nước đăng ký và quản lý các sự kiện nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện nhân thân cơ bản của cá nhân được hộ tịch đăng ký bao gồm: khai sinh, kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha mẹ, con, khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch. Trong đó khai sinh, kết hôn, khai tử là 3 sự kiện phổ biến mà bất cứ cá nhân nào cũng phải được đăng ký.
Một trong những kết quả đã đạt được trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đó là hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch kể từ khi ngành Tư pháp tiếp nhận bàn giao công tác hộ tịch.
Mặc dù cho đến nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng về hộ tịch nhưng đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Hiện tại, ngoài những quy định có tính nguyên tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ en năm 2004, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, còn có 6 Nghị định, 1 Thông tư liên tịch và 5 Thông tư điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)