Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Park Chanfan, thuộc Khoa công trình vật liệu mới, Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc (KAIST) vừa tuyên bố đã nghiên cứu thành công công nghệ quang hợp nhân tạo bằng cách sử dụng vật liệu nano.
Các nhà khoa học đã tiến hành mô phỏng tác dụng quang hợp của giới tự nhiên và sử dụng vật liệu cảm biến quang học cỡ nano để chuyển đổi quang năng thành điện năng, qua đó tạo phản ứng oxidordeuctase (nhóm các enzynle xúc tác các phản ứng oxy hóa khử).
Giáo sư Park Chanfan cho biết, hiện nay, toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề khí hậu ấm lên, ngày càng cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch. Ưu điểm của công nghệ quang hợp nhân tạo chính là sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vô tận, và tiến hành tổng hợp chất hóa học trong điều kiện không thải khí CO2. Do đó công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi.
Ngoài ra, công nghệ này còn tạo cơ sở khả quan trong ứng dụng ở phạm vi công nghiệp của phản ứng oxidordeuctase./.
Các nhà khoa học đã tiến hành mô phỏng tác dụng quang hợp của giới tự nhiên và sử dụng vật liệu cảm biến quang học cỡ nano để chuyển đổi quang năng thành điện năng, qua đó tạo phản ứng oxidordeuctase (nhóm các enzynle xúc tác các phản ứng oxy hóa khử).
Giáo sư Park Chanfan cho biết, hiện nay, toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề khí hậu ấm lên, ngày càng cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch. Ưu điểm của công nghệ quang hợp nhân tạo chính là sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vô tận, và tiến hành tổng hợp chất hóa học trong điều kiện không thải khí CO2. Do đó công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi.
Ngoài ra, công nghệ này còn tạo cơ sở khả quan trong ứng dụng ở phạm vi công nghiệp của phản ứng oxidordeuctase./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)