Bốn nhà cổ sinh vật học đến từ Canada và Mỹ đã nghiên cứu hóa thạch của một con kiến khổng lồ tại bảo tàng Denver, qua đó tìm hiểu sự ấm lên toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân bố sự sống cách đây khoảng 50 triệu năm.
Nghiên cứu trên được đăng trên trang mạng tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngày 4/5.
Nhóm nghiên cứu trên đã đặt tên cho hóa thạch kiến khổng lồ này là Titanomyrma lubei.
Kiến chúa có cánh này sống ở kỷ Eocene, cách đây khoảng 50 triệu năm. Thân của nó dài hơn 5cm, tương đương với kích cỡ một chú chim ruồi và ở tư thế đang bò. Hiện nay chỉ có những con kiến chúa khổng lồ thuộc một loài kiến ở vùng châu Phi nhiệt đới mới có kích cỡ to đến như vậy.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, ông Bruce Archibald cho biết: “Điều ngạc nhiên là con kiến này bò trong một khu rừng cổ, hiện có thể là rừng Wyoming, khi nhiệt độ ở đó nóng giống như ở các khu vực nhiệt đới hiện đại. Trên thực tế, tất cả những con kiến khổng lồ hóa thạch có quan hệ gần đều được phát hiện ở các khu vực có khí hậu nóng ở châu Âu và Bắc Mỹ.”
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã tìm hiểu môi trường sống của các con kiến hiện đại khổng lồ nhất và thấy rằng phần lớn trong số chúng sống ở các khu vực nhiệt đới và chỉ ra rằng có thể có điều gì đó khiến những con kiến này phải sống ở những nơi có nhiệt độ cao.
Trong suốt kỷ Eocene, nhiều loài thực vật và động vật di chuyển giữa châu Âu và Bắc Mỹ thông qua dải đất vắt qua Bắc Cực nối hai lục địa này. Nhưng điều bí ẩn là làm thế nào mà những con kiến khổng lồ này vượt qua được khí hậu giá lạnh ở Bắc Cực.
Nhóm nghiên cứu trên cho rằng yếu tố quyết định là các giai đoạn ấm lên rất nhiều đã xảy ra xung quanh thời kỳ này. Chúng dường như tạo ra các cơ hội tuần hoàn cho sự sống ưa khí hậu nóng đi lại giữa hai lục địa trên qua Bắc Cực.
Ông Bruce Archibald cho biết những phát hiện trên sẽ giúp các nhà khoa học có được phương thức tiếp cận hiệu quả hơn trong tìm hiểu những ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với sự sống.
Ông Archibald cho rằng: “Do những thay đổi khí hậu của Trái Đất, chúng ta thấy những loài phá hoại sống trong khu vực nhiệt đới đang mở rộng quy mô tăng trưởng ở vùng khí hậu trung bình và những con chuồn chuồn tăng cường xuất hiện ở Bắc Cực. Do đó, việc tìm hiểu các hình thái sự sống thích nghi với sự ấm lên toàn cầu trong quá khứ sẽ ngày càng quan trọng trong tương lai”./.
Nghiên cứu trên được đăng trên trang mạng tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngày 4/5.
Nhóm nghiên cứu trên đã đặt tên cho hóa thạch kiến khổng lồ này là Titanomyrma lubei.
Kiến chúa có cánh này sống ở kỷ Eocene, cách đây khoảng 50 triệu năm. Thân của nó dài hơn 5cm, tương đương với kích cỡ một chú chim ruồi và ở tư thế đang bò. Hiện nay chỉ có những con kiến chúa khổng lồ thuộc một loài kiến ở vùng châu Phi nhiệt đới mới có kích cỡ to đến như vậy.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, ông Bruce Archibald cho biết: “Điều ngạc nhiên là con kiến này bò trong một khu rừng cổ, hiện có thể là rừng Wyoming, khi nhiệt độ ở đó nóng giống như ở các khu vực nhiệt đới hiện đại. Trên thực tế, tất cả những con kiến khổng lồ hóa thạch có quan hệ gần đều được phát hiện ở các khu vực có khí hậu nóng ở châu Âu và Bắc Mỹ.”
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã tìm hiểu môi trường sống của các con kiến hiện đại khổng lồ nhất và thấy rằng phần lớn trong số chúng sống ở các khu vực nhiệt đới và chỉ ra rằng có thể có điều gì đó khiến những con kiến này phải sống ở những nơi có nhiệt độ cao.
Trong suốt kỷ Eocene, nhiều loài thực vật và động vật di chuyển giữa châu Âu và Bắc Mỹ thông qua dải đất vắt qua Bắc Cực nối hai lục địa này. Nhưng điều bí ẩn là làm thế nào mà những con kiến khổng lồ này vượt qua được khí hậu giá lạnh ở Bắc Cực.
Nhóm nghiên cứu trên cho rằng yếu tố quyết định là các giai đoạn ấm lên rất nhiều đã xảy ra xung quanh thời kỳ này. Chúng dường như tạo ra các cơ hội tuần hoàn cho sự sống ưa khí hậu nóng đi lại giữa hai lục địa trên qua Bắc Cực.
Ông Bruce Archibald cho biết những phát hiện trên sẽ giúp các nhà khoa học có được phương thức tiếp cận hiệu quả hơn trong tìm hiểu những ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với sự sống.
Ông Archibald cho rằng: “Do những thay đổi khí hậu của Trái Đất, chúng ta thấy những loài phá hoại sống trong khu vực nhiệt đới đang mở rộng quy mô tăng trưởng ở vùng khí hậu trung bình và những con chuồn chuồn tăng cường xuất hiện ở Bắc Cực. Do đó, việc tìm hiểu các hình thái sự sống thích nghi với sự ấm lên toàn cầu trong quá khứ sẽ ngày càng quan trọng trong tương lai”./.
Anh Minh (Vietnam+)