Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) của Israel đã phát triển loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2).
Thành công của công trình này có thể giúp phát triển các công nghệ trong tương lai để giảm hiệu ứng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển và chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tế bào số ra này 27/11, loại vi khuẩn này phát triển toàn bộ sinh khối cơ thể từ khí CO2 trong không khí.
[LHQ cảnh báo lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lên mức cao mới]
Các nhà khoa học Israel đã có thể "tái lập trình" vi khuẩn E.coli, loài vi khuẩn tiêu thụ đường và thải ra CO2, vì vậy loại vi khuẩn này sử dụng CO2 từ môi trường và sản xuất ra đường mà chúng cần để nuôi cơ thể.
Các chuyên gia đã vẽ sơ đồ gen của vi khuẩn, thêm vào gen của chúng một số gen mới để tạo ra bộ gene vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, họ cũng cấy vào vi khuẩn một loại gen cho phép chúng nhận năng lượng từ chất gọi là formate.
Quá trình này chưa đủ để làm cho vi khuẩn thay đổi chế độ ăn của chúng, do đó quá trình xử lý "cách mạng hóa trong phòng thí nghiệm" từ từ tách chúng ra từ đường.
Ở mỗi giai đoạn trong quá trình trên, tập tính của vi khuẩn làm quen với việc giảm một lượng đường và cùng thời gian đó chúng tiếp nhận thêm một lượng dư CO2 và formate.
Các thế hệ sau của vi khuẩn từ từ thoát khỏi sự phụ thuộc vào đường cho đến khoảng 6 tháng sau đó, chúng đã quen với cơ chế tiêu hóa mới. Một số vi khuẩn trải qua sự biến đổi hoàn toàn về dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng thói quen "ăn uống" của loại vi khuẩn này có thể có lợi cho sức khỏe của Trái Đất.
Ví dụ, các công ty công nghệ sinh học sử dụng các cấu trúc tế bào vi khuẩn hoặc nấm men sẽ sản xuất ra các sản phẩm hóa học có thể sản sinh ra loại vi khuẩn này trong các tế bào sử dụng CO2 thay vì sử dụng một lượng lớn si-rô ngô như hiện nay./.