Ngày 21/3, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) tổ chức Hội thảo trực tuyến "Cách mạng xanh phát triển nâng cao năng suất nông nghiệp", với sự tham dự của đại biểu 6 nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Ấn Độ.
Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận các nội dung như hiện đại hóa các thiết bị khoa học công nghệ vào nông nghiệp và các chính sách liên quan đến môi trường, việc nghiên cứu các giống lúa chống chịu với biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm đất nông nghiệp...
Các đại biểu nhận định những năm gần đây, các nhà khoa học phải đương đầu với thách thức vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc quan trọng là làm thế nào phát triển các kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường và phổ biến các giống siêu cao sản chống chịu với biến đổi khí hậu.
Giáo sư Kim Je-Kyu đến từ Hàn Quốc chia sẻ về kinh nghiệm trong nghiên cứu giống lúa chịu được tác động của biến đổi khí hậu như ngập úng, lũ lụt. Theo giáo sư, các giống lúa này được phối hợp với các kỹ thuật canh tác thân thiện môi trường, dựa trên sự hiểu biết rõ về mối tương tác giữa sinh học, môi trường và quản lý đất. Mục đích của nghiên cứu này là sản xuất lương thực theo hướng bảo tồn và vun đắp nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đại biểu đến từ Jakarta (Indonesia) cho biết nền tảng của cuộc Cách mạng xanh đã tạo ra giống lương thực mới, chọn ra các giống tốt khác nhau để nâng cao hiệu quả năng suất. Cuộc Cách mạng xanh đã đưa các nhà nghiên cứu khoa học đến với người nông dân để cùng thực hiện công tác khuyến nông, chia sẻ kinh nghiệm thông tin, giúp họ có hướng đi mới nhiều sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Từ các nghiên cứu năm 2009, nhiều giống lúa siêu cao sản đã được trồng khảo nghiệm ở các nước như Indonesia, Việt Nam , Lào, Campuchia, Trung Quốc…, trong đó có 56 giống lúa tỏ ra kháng nhiều loại sâu bệnh như cháy lá, rầy nâu, muối lá hành… được chuyển giao cho nhiều nước. 106 giống đã được đưa qua ngân hàng Gene của mạng lưới quốc tế đánh giá di truyền lúa (Internationnal Network for Genetic Evaluation of rice). Các giống này chịu hạn, thích nghi với vùng đất không tưới, chống chịu với nhiều loại sâu bệnh./.
Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận các nội dung như hiện đại hóa các thiết bị khoa học công nghệ vào nông nghiệp và các chính sách liên quan đến môi trường, việc nghiên cứu các giống lúa chống chịu với biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm đất nông nghiệp...
Các đại biểu nhận định những năm gần đây, các nhà khoa học phải đương đầu với thách thức vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc quan trọng là làm thế nào phát triển các kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường và phổ biến các giống siêu cao sản chống chịu với biến đổi khí hậu.
Giáo sư Kim Je-Kyu đến từ Hàn Quốc chia sẻ về kinh nghiệm trong nghiên cứu giống lúa chịu được tác động của biến đổi khí hậu như ngập úng, lũ lụt. Theo giáo sư, các giống lúa này được phối hợp với các kỹ thuật canh tác thân thiện môi trường, dựa trên sự hiểu biết rõ về mối tương tác giữa sinh học, môi trường và quản lý đất. Mục đích của nghiên cứu này là sản xuất lương thực theo hướng bảo tồn và vun đắp nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đại biểu đến từ Jakarta (Indonesia) cho biết nền tảng của cuộc Cách mạng xanh đã tạo ra giống lương thực mới, chọn ra các giống tốt khác nhau để nâng cao hiệu quả năng suất. Cuộc Cách mạng xanh đã đưa các nhà nghiên cứu khoa học đến với người nông dân để cùng thực hiện công tác khuyến nông, chia sẻ kinh nghiệm thông tin, giúp họ có hướng đi mới nhiều sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Từ các nghiên cứu năm 2009, nhiều giống lúa siêu cao sản đã được trồng khảo nghiệm ở các nước như Indonesia, Việt Nam , Lào, Campuchia, Trung Quốc…, trong đó có 56 giống lúa tỏ ra kháng nhiều loại sâu bệnh như cháy lá, rầy nâu, muối lá hành… được chuyển giao cho nhiều nước. 106 giống đã được đưa qua ngân hàng Gene của mạng lưới quốc tế đánh giá di truyền lúa (Internationnal Network for Genetic Evaluation of rice). Các giống này chịu hạn, thích nghi với vùng đất không tưới, chống chịu với nhiều loại sâu bệnh./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)