Các nhà khoa học Canada vừa nghiên cứu công nghệ thông tin vô tuyến dưới lòng đất thế hệ mới. Trong tương lai không xa công nghệ này có thể được ứng dụng trong giải cứu các thợ mỏ bị kẹt dưới lòng đất.
Công nghệ thông tin vô tuyến dưới lòng đất thế hệ mới có tên gọi ROF do các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Fernando Xavier thuộc Đại học Ryerson (Canada) nghiên cứu sáng chế.
Công nghệ ROF có thể truyền và xử lý tín hiệu vô tuyến điện thông qua hệ thống sợi quang học đặt dưới đường hầm hoặc các mỏ dưới lòng đất.
Ngoài ra, công nghệ ROF còn có thể tránh được sự gây nhiễu điện từ các thiết bị khai thác mỏ.
Công nghệ ROF đã được ứng dụng rộng rãi và phát huy vai trò quan trọng trong các dự án đường hầm ở Canada và Thế vận hội Sydney năm 2000.
Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, công nghệ ROF có thể trợ giúp nhân viên quản lý theo dõi công việc khai khoáng, qua đó nhanh chóng xác định vị trí thợ mỏ khi xảy ra sự cố./.
Công nghệ thông tin vô tuyến dưới lòng đất thế hệ mới có tên gọi ROF do các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Fernando Xavier thuộc Đại học Ryerson (Canada) nghiên cứu sáng chế.
Công nghệ ROF có thể truyền và xử lý tín hiệu vô tuyến điện thông qua hệ thống sợi quang học đặt dưới đường hầm hoặc các mỏ dưới lòng đất.
Ngoài ra, công nghệ ROF còn có thể tránh được sự gây nhiễu điện từ các thiết bị khai thác mỏ.
Công nghệ ROF đã được ứng dụng rộng rãi và phát huy vai trò quan trọng trong các dự án đường hầm ở Canada và Thế vận hội Sydney năm 2000.
Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, công nghệ ROF có thể trợ giúp nhân viên quản lý theo dõi công việc khai khoáng, qua đó nhanh chóng xác định vị trí thợ mỏ khi xảy ra sự cố./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)