Ngày 15/12, tại Hà Nội, Quốc hội Việt Nam, Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã phối hợp tổ chức hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu và vai trò của cơ quan lập pháp trong việc hoạch định chính sách.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son chào mừng Đoàn đại biểu liên nghị viện Pháp ngữ, đại diện một số phân ban thành viên APF, chuyên gia Viện năng lượng và khí hậu Pháp ngữ (IEPF), đại biểu Quốc hội Lào, Vanuatu đã tới Việt Nam tham dự hội thảo, góp phần tăng cường các hoạt động của khối Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu và vai trò của cơ quan lập pháp, nhất là trong bối cảnh hội nghị biến đổi khí hậu tại Cancun (Mexico) vừa kết thúc, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Son cho rằng, những quốc gia nghèo, trong đó có các nước là thành viên của khối Pháp ngữ đang là nạn nhân của biến đổi khí hậu.
Chủ nhiệm tin tưởng hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn, cơ quan lập pháp, sẽ đưa ra những đề xuất hữu ích góp phần tăng cường hợp tác đa phương trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu...
Chủ tịch phân ban Việt Nam trong APF Ngô Quang Xuân, Tổng thư ký hành chính của APF Jean Luc Lala và đại diện OIF, IEPF, phát biểu cho biết, vấn đề về phát triển, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học đang được Liên minh nghị viện Pháp ngữ đặc biệt quan tâm.
Do đó, mục tiêu của hội thảo là cung cấp thông tin về môi trường; giúp các nghị sĩ, các nhà chuyên môn của các quốc gia khác nhau cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của quốc gia mình liên quan đến phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng khẳng định cam kết của các đối tác trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ, tăng cường hợp tác cùng hành động vì sự phát triển bền vững, đa dạng văn hóa, bảo vệ môi trường vì tương lai các thế hệ mai sau.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá về ảnh hưởng của các dự án và chính sách đối với môi trường; công ước về đa dạng sinh học và Nghị định thư Carthagene ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với lĩnh vực môi trường, cũng như trong lĩnh vực kinh tế, xã hội của đa dạng sinh học; vai trò của các nghị sĩ và đàm phán các thỏa thuận đa phương về môi trường; Công ước về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; vai trò của Quốc hội trong phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Kiến nghị tại hội thảo, đại biểu Việt Nam đã trình bày hiện trạng của Việt Nam với đặc điểm là quốc gia ven biển Thái Bình Dương, có hơn 3.200km bờ biển đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Do vậy, Việt Nam cần hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Pháp ngữ trong việc chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thể chế chính sách, các giải pháp cũng như các nguồn lực để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu; sớm thành lập cơ chế trao đổi thông tin nghị viện về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu giữa Việt Nam và Pháp, nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về vai trò của Quốc hội, các đại biểu cho rằng, biến đổi khí hậu là vấn đề lớn, có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, Quốc hội Việt Nam cần ban hành Nghị quyết về ứng phó với biến đổi khí hậu làm định hướng cho việc triển khai thực hiện cũng như huy động các nguồn lực cho công tác này; sớm ban hành luật về phòng chống thiên tai; tăng đầu tư ngân sách cho việc thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: nghiên cứu khoa học về giống cây chịu mặn, xây dựng nhà bằng vật liệu nổi; tuyên truyền giáo dục người dân trong việc thích nghi với môi trường sống mới; quy hoạch các khu di dân để bảo đảm trật tự xã hội.
Trong xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu cần chú trọng quan điểm "thích ứng" và có sự lồng ghép chính sách này với chính sách phát triển kinh tế-xã hội; quan tâm hỗ trợ hơn nữa đến cộng đồng người nghèo, đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và những khu vực bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu tại Việt Nam./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son chào mừng Đoàn đại biểu liên nghị viện Pháp ngữ, đại diện một số phân ban thành viên APF, chuyên gia Viện năng lượng và khí hậu Pháp ngữ (IEPF), đại biểu Quốc hội Lào, Vanuatu đã tới Việt Nam tham dự hội thảo, góp phần tăng cường các hoạt động của khối Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu và vai trò của cơ quan lập pháp, nhất là trong bối cảnh hội nghị biến đổi khí hậu tại Cancun (Mexico) vừa kết thúc, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Son cho rằng, những quốc gia nghèo, trong đó có các nước là thành viên của khối Pháp ngữ đang là nạn nhân của biến đổi khí hậu.
Chủ nhiệm tin tưởng hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn, cơ quan lập pháp, sẽ đưa ra những đề xuất hữu ích góp phần tăng cường hợp tác đa phương trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu...
Chủ tịch phân ban Việt Nam trong APF Ngô Quang Xuân, Tổng thư ký hành chính của APF Jean Luc Lala và đại diện OIF, IEPF, phát biểu cho biết, vấn đề về phát triển, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học đang được Liên minh nghị viện Pháp ngữ đặc biệt quan tâm.
Do đó, mục tiêu của hội thảo là cung cấp thông tin về môi trường; giúp các nghị sĩ, các nhà chuyên môn của các quốc gia khác nhau cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của quốc gia mình liên quan đến phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng khẳng định cam kết của các đối tác trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ, tăng cường hợp tác cùng hành động vì sự phát triển bền vững, đa dạng văn hóa, bảo vệ môi trường vì tương lai các thế hệ mai sau.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá về ảnh hưởng của các dự án và chính sách đối với môi trường; công ước về đa dạng sinh học và Nghị định thư Carthagene ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với lĩnh vực môi trường, cũng như trong lĩnh vực kinh tế, xã hội của đa dạng sinh học; vai trò của các nghị sĩ và đàm phán các thỏa thuận đa phương về môi trường; Công ước về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; vai trò của Quốc hội trong phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Kiến nghị tại hội thảo, đại biểu Việt Nam đã trình bày hiện trạng của Việt Nam với đặc điểm là quốc gia ven biển Thái Bình Dương, có hơn 3.200km bờ biển đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Do vậy, Việt Nam cần hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Pháp ngữ trong việc chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thể chế chính sách, các giải pháp cũng như các nguồn lực để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu; sớm thành lập cơ chế trao đổi thông tin nghị viện về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu giữa Việt Nam và Pháp, nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về vai trò của Quốc hội, các đại biểu cho rằng, biến đổi khí hậu là vấn đề lớn, có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, Quốc hội Việt Nam cần ban hành Nghị quyết về ứng phó với biến đổi khí hậu làm định hướng cho việc triển khai thực hiện cũng như huy động các nguồn lực cho công tác này; sớm ban hành luật về phòng chống thiên tai; tăng đầu tư ngân sách cho việc thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: nghiên cứu khoa học về giống cây chịu mặn, xây dựng nhà bằng vật liệu nổi; tuyên truyền giáo dục người dân trong việc thích nghi với môi trường sống mới; quy hoạch các khu di dân để bảo đảm trật tự xã hội.
Trong xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu cần chú trọng quan điểm "thích ứng" và có sự lồng ghép chính sách này với chính sách phát triển kinh tế-xã hội; quan tâm hỗ trợ hơn nữa đến cộng đồng người nghèo, đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và những khu vực bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu tại Việt Nam./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)