Ngày 31/10, các nghị sĩ hàng đầu của Iran đã bác bỏ dự thảo thỏa thuận do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) soạn thảo hồi tuần trước, theo đó chuyển urani làm giàu ở cấp độ thấp (LEU) của Iran ra nước ngoài để làm giàu ở mức độ cao hơn.
Động thái mới nhất này đã làm gia tăng nghi ngờ về khả năng Tehran sẽ thông qua văn kiện trên.
Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran, ông Alaeddin Boroujerdi cùng ngày đã thông báo với hãng thông tấn bán chính thức ISNA rằng cơ quan lập pháp này của Iran hoàn toàn phản đối việc vận chuyển LEU ra nước ngoài để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân.
Một nghị sĩ khác của Iran thì cho rằng không có sự đảm bảo về việc nhận nhiên liệu (hạt nhân) thậm chí nếu Iran chuyển urani của mình (ra nước ngoài).
Theo dự thảo thỏa thuận được IAEA đưa ra tại cuộc thương lượng ở Vienna, Áo giữa Iran với ba cường quốc gồm Mỹ, Nga và Pháp tuần trước, Tehran sẽ chuyển 1,2 tấn trong tổng số 1,5 tấn LEU trong giai đoạn một sang Nga làm giàu ở cấp độ cao hơn vào cuối năm nay, sau đó lại chuyển sang Pháp để chuyển đổi thành tấm nhiên liệu.
Các bên liên quan coi đây là cách để giúp Iran có đủ nhiên liệu phục vụ lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân hiện có, đồng thời giải tỏa mối lo của phương Tây là Tehran sử dụng lượng urani làm giàu để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Iran cho biết có thể đồng ý chuyển "chỉ một phần" kho urani của mình./.
Động thái mới nhất này đã làm gia tăng nghi ngờ về khả năng Tehran sẽ thông qua văn kiện trên.
Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran, ông Alaeddin Boroujerdi cùng ngày đã thông báo với hãng thông tấn bán chính thức ISNA rằng cơ quan lập pháp này của Iran hoàn toàn phản đối việc vận chuyển LEU ra nước ngoài để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân.
Một nghị sĩ khác của Iran thì cho rằng không có sự đảm bảo về việc nhận nhiên liệu (hạt nhân) thậm chí nếu Iran chuyển urani của mình (ra nước ngoài).
Theo dự thảo thỏa thuận được IAEA đưa ra tại cuộc thương lượng ở Vienna, Áo giữa Iran với ba cường quốc gồm Mỹ, Nga và Pháp tuần trước, Tehran sẽ chuyển 1,2 tấn trong tổng số 1,5 tấn LEU trong giai đoạn một sang Nga làm giàu ở cấp độ cao hơn vào cuối năm nay, sau đó lại chuyển sang Pháp để chuyển đổi thành tấm nhiên liệu.
Các bên liên quan coi đây là cách để giúp Iran có đủ nhiên liệu phục vụ lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân hiện có, đồng thời giải tỏa mối lo của phương Tây là Tehran sử dụng lượng urani làm giàu để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Iran cho biết có thể đồng ý chuyển "chỉ một phần" kho urani của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)