Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng là cần thiết trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển sâu rộng tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có cuộc trao đổi để làm rõ hơn những điểm nổi bật của Nghị định này.
Tạo điều kiện phát triển Internet và các dịch vụ trên môi trường mạng
Trao đổi về những điểm tích cực của Nghị định 72, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ mọi quốc gia trên thế giới đều coi trọng tự do ngôn luận, đều có những quy định đảm bảo quyền tự do ngôn luận của con người, nhưng không một quốc gia nào coi quyền tự do ngôn luận là vô hạn, mà luôn đặt trong khuôn khổ luật pháp. Chính vì vậy, ngày 15/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72. Đây là Nghị định rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, cũng như động lực thúc đẩy phát triển Internet và cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet cũng như mạng xã hội.
Nghị định gồm 6 chương, 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet; nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng.
Nghị định 72 đã đưa ra những nội dung mới, bám sát nguyên tắc phát triển đi đôi với quản lý, cụ thể: động viên, khích lệ người dân cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng, phát triển các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đồng thời quy định rõ điều kiện, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ, thiết lập các loại hình thông tin trên mạng.
Nghị định cũng tạo điều kiện cho người dân trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới trên cơ sở bảo đảm đúng pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng Internet, sử dụng thông tin trên mạng.
Một điểm rất mới của nghị định 72 là các quy định về quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin. Các giải pháp đưa ra trong Nghị định nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; trong đó phân biệt khái niệm về an toàn thông tin và an ninh thông tin. Nghị định cũng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, các bộ, ngành khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông, cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng.
Xử lý nghiêm các trang tin mạo danh
Đề cập đến vấn đề xử lý các trang tin mạo danh, Bộ trưởng nhấn mạnh hành vi mạo danh một cá nhân hay tổ chức nào đó đều là việc làm sai trái, kể cả trên môi trường mạng và cần phải được xem xét, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn giai đoạn vừa qua, một số tổ chức, cá nhân đã lạm dụng môi trường mở Internet để phục vụ cho các ý đồ xấu. Một số trang tin mạo danh không dừng lại ở mức gây hại cho một vài cá nhân mà còn có biểu hiện cố tình tung tin thất thiệt làm nhiễu loạn thông tin về tài chính, tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế; hoặc đưa những thông tin gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây mất đoàn kết nội bộ; làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Việt Nam...
Chính vì vậy, Nghị định 72 quy định rõ cấm “giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.” Đây là bước đi cụ thể trong việc đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực đang nảy sinh trên môi trường mạng.
Không dẫn nguồn tin, biên tập làm sai lệch nội dung sẽ bị xử lý
Đề cập một số biện pháp giải quyết trước tình trạng các trang mạng lấy thông tin từ các báo nhưng không trích nguồn, thậm chí biên tập lại, làm sai lệch nội dung thông tin, Bộ trưởng nêu rõ Nghị định 72 là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng xử lý sai phạm của các trang mạng tự ý khai thác, sử dụng thông tin từ các báo mà không được phép, tự ý biên tập làm thay đổi nội dung tác phẩm báo chí. Đây là các hành vi vi phạm luật về bản quyền, gây tổn hại về uy tín, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, cần được xem xét xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cơ quan báo chí, bảo vệ lợi ích của người sử dụng thông tin trên các trang mạng, Nghị định 72 đã phân biệt các loại trang mạng khác nhau; đồng thời chỉ rõ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các trang mạng đó khi cung cấp thông tin. Tổ chức, cá nhân tùy theo nhu cầu, mục đích của hoạt động cung cấp thông tin của mình, mà lựa chọn loại trang mạng phù hợp và từ đó cũng chịu các biện pháp, các chế tài quản lý khác nhau.
Cá nhân có quyền chia sẻ thông tin trên mạng
Đề cập việc đưa thông tin thời sự hay thông tin trên báo lên trang cá nhân, cũng như việc chia sẻ thông tin trên trang mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nêu rõ Nghị định 72 không cấm các cá nhân cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng. Trong thời gian qua, một số thông tin trên báo chí và mạng xã hội khi viết về Nghị định 72 đã có sự diễn giải chưa đầy đủ và chưa chính xác về nội dung này.
Nội dung Điều 20 nêu các khái niệm, nhằm phân biệt các loại hình trang thông tin điện tử theo tính chất thông tin và mục đích sử dụng để có biện pháp quản lý phù hợp, trong đó, có khoản 4 quy định về trang thông tin điện tử cá nhân: Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập thông qua việc sử dụng trang mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Trong quy định về Quyền và Nghĩa vụ của người sử dụng Internet (điều 10) và Quyền và Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội (điều 26) hoàn toàn không có điều khoản nào “ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội chia sẻ tin tức.”
Còn đối với quy định “không cung cấp thông tin tổng hợp,” không chỉ thực hiện tại Điều 20, khoản 4 (trang thông tin điện tử cá nhân) mà còn được áp dụng cả ở khoản 3 (trang thông tin điện tử nội bộ) và khoản 5 (trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành).
Quy định này nhằm đảm bảo các trang thông tin điện tử thuộc loại này hoạt động đúng mục đích, tính chất thông tin, dịch vụ cung cấp. Trong trường hợp các trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tử điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành muốn cung cấp thông tin tổng hợp thì phải tuân thủ các quy định đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
Như vậy, Nghị định 72 nhằm giúp bảo vệ bản quyền nội dung của các cơ quan báo chí; bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dùng Internet tại Việt Nam trong việc tham khảo, theo dõi các nội dung thời sự từ các nguồn chính thống để tránh bị ảnh hưởng bởi các trang thông tin giả mạo, tự ý biên tập, thay đổi nội dung, xuyên tạc các thông tin trên báo chí./.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có cuộc trao đổi để làm rõ hơn những điểm nổi bật của Nghị định này.
Tạo điều kiện phát triển Internet và các dịch vụ trên môi trường mạng
Trao đổi về những điểm tích cực của Nghị định 72, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ mọi quốc gia trên thế giới đều coi trọng tự do ngôn luận, đều có những quy định đảm bảo quyền tự do ngôn luận của con người, nhưng không một quốc gia nào coi quyền tự do ngôn luận là vô hạn, mà luôn đặt trong khuôn khổ luật pháp. Chính vì vậy, ngày 15/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72. Đây là Nghị định rất quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, cũng như động lực thúc đẩy phát triển Internet và cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet cũng như mạng xã hội.
Nghị định gồm 6 chương, 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet; nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng.
Nghị định 72 đã đưa ra những nội dung mới, bám sát nguyên tắc phát triển đi đôi với quản lý, cụ thể: động viên, khích lệ người dân cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng, phát triển các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đồng thời quy định rõ điều kiện, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ, thiết lập các loại hình thông tin trên mạng.
Nghị định cũng tạo điều kiện cho người dân trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới trên cơ sở bảo đảm đúng pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng Internet, sử dụng thông tin trên mạng.
Một điểm rất mới của nghị định 72 là các quy định về quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin. Các giải pháp đưa ra trong Nghị định nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; trong đó phân biệt khái niệm về an toàn thông tin và an ninh thông tin. Nghị định cũng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, các bộ, ngành khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông, cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng.
Xử lý nghiêm các trang tin mạo danh
Đề cập đến vấn đề xử lý các trang tin mạo danh, Bộ trưởng nhấn mạnh hành vi mạo danh một cá nhân hay tổ chức nào đó đều là việc làm sai trái, kể cả trên môi trường mạng và cần phải được xem xét, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn giai đoạn vừa qua, một số tổ chức, cá nhân đã lạm dụng môi trường mở Internet để phục vụ cho các ý đồ xấu. Một số trang tin mạo danh không dừng lại ở mức gây hại cho một vài cá nhân mà còn có biểu hiện cố tình tung tin thất thiệt làm nhiễu loạn thông tin về tài chính, tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế; hoặc đưa những thông tin gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây mất đoàn kết nội bộ; làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Việt Nam...
Chính vì vậy, Nghị định 72 quy định rõ cấm “giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.” Đây là bước đi cụ thể trong việc đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực đang nảy sinh trên môi trường mạng.
Không dẫn nguồn tin, biên tập làm sai lệch nội dung sẽ bị xử lý
Đề cập một số biện pháp giải quyết trước tình trạng các trang mạng lấy thông tin từ các báo nhưng không trích nguồn, thậm chí biên tập lại, làm sai lệch nội dung thông tin, Bộ trưởng nêu rõ Nghị định 72 là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng xử lý sai phạm của các trang mạng tự ý khai thác, sử dụng thông tin từ các báo mà không được phép, tự ý biên tập làm thay đổi nội dung tác phẩm báo chí. Đây là các hành vi vi phạm luật về bản quyền, gây tổn hại về uy tín, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, cần được xem xét xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cơ quan báo chí, bảo vệ lợi ích của người sử dụng thông tin trên các trang mạng, Nghị định 72 đã phân biệt các loại trang mạng khác nhau; đồng thời chỉ rõ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các trang mạng đó khi cung cấp thông tin. Tổ chức, cá nhân tùy theo nhu cầu, mục đích của hoạt động cung cấp thông tin của mình, mà lựa chọn loại trang mạng phù hợp và từ đó cũng chịu các biện pháp, các chế tài quản lý khác nhau.
Cá nhân có quyền chia sẻ thông tin trên mạng
Đề cập việc đưa thông tin thời sự hay thông tin trên báo lên trang cá nhân, cũng như việc chia sẻ thông tin trên trang mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nêu rõ Nghị định 72 không cấm các cá nhân cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng. Trong thời gian qua, một số thông tin trên báo chí và mạng xã hội khi viết về Nghị định 72 đã có sự diễn giải chưa đầy đủ và chưa chính xác về nội dung này.
Nội dung Điều 20 nêu các khái niệm, nhằm phân biệt các loại hình trang thông tin điện tử theo tính chất thông tin và mục đích sử dụng để có biện pháp quản lý phù hợp, trong đó, có khoản 4 quy định về trang thông tin điện tử cá nhân: Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập thông qua việc sử dụng trang mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Trong quy định về Quyền và Nghĩa vụ của người sử dụng Internet (điều 10) và Quyền và Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội (điều 26) hoàn toàn không có điều khoản nào “ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội chia sẻ tin tức.”
Còn đối với quy định “không cung cấp thông tin tổng hợp,” không chỉ thực hiện tại Điều 20, khoản 4 (trang thông tin điện tử cá nhân) mà còn được áp dụng cả ở khoản 3 (trang thông tin điện tử nội bộ) và khoản 5 (trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành).
Quy định này nhằm đảm bảo các trang thông tin điện tử thuộc loại này hoạt động đúng mục đích, tính chất thông tin, dịch vụ cung cấp. Trong trường hợp các trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tử điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành muốn cung cấp thông tin tổng hợp thì phải tuân thủ các quy định đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
Như vậy, Nghị định 72 nhằm giúp bảo vệ bản quyền nội dung của các cơ quan báo chí; bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dùng Internet tại Việt Nam trong việc tham khảo, theo dõi các nội dung thời sự từ các nguồn chính thống để tránh bị ảnh hưởng bởi các trang thông tin giả mạo, tự ý biên tập, thay đổi nội dung, xuyên tạc các thông tin trên báo chí./.
Việt Hà (TTXVN)