Tại hội thảo góp ý kiến vào báo cáo tổng kết 5 năm (2005-2009) thực hiện Nghị định 134/NĐ-CP về khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn (khuyến công) và sơ kết 2 năm Quyết định 136/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình khuyến công của Thủ tướng, hầu hết các Sở Công Thương, các bộ, ban ngành khẳng định rằng Nghị định 134 đã tạo động lực phát triển khuyến công
Hội thảo diễn ra ngày 3/12 tại Hà Nội.
Ông Ngô Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công Thương, cho biết, những mục tiêu tại Nghị định 134 và Quyết định 136 đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong việc động viên và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, quy hoạch của các vùng, miền và từng địa phương.
Các hoạt động khuyến công, đặc biệt là đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc hiện đại vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường... đã khuyến khích đầu tư sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, góp phần tạo việc làm và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn.
Bình quân giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn trong 5 năm là 17,6%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp. Số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn cũng tăng trung bình cả giai đoạn là 8,5%/năm.
Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề đã gắn với giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 329.620 lao động nông thôn, góp phần thực hiện chủ trương "ly nông bất ly hương," phát triển đời sống văn hóa-xã hội ở nông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn.
Giám đốc Sở Công Thương Thái Bình Vũ Quang Tuấn khẳng định Nghị định 134 là một quyết sách đúng của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn.
Thái Bình xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, sau 5 năm thực hiện, Nghị định đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thay đổi tư duy về phát triển công nghiệp nông thôn. Nhờ vậy giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân 24,1%/năm, tạo việc làm cho 83.500 lao động.
Ông Tuấn kiến nghị việc triển khai Nghị định nên mở rộng thêm phạm vi hoạt động, nhất là vấn đề hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, tiếp cận với thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nâng mức khuyến công từ Trung ương đến địa phương để xử lý ô nhiễm môi trường, nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh.
Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh sau khi có Nghị định 134, vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương tới các Sở Công Thương được gắn chặt hơn. Tuy nhiên cần tổ chức công tác khuyến công từ Trung ương đến địa phương phải rõ ràng, minh bạch; đồng thời xây dựng cơ sở pháp lý một cách đồng bộ và thông suốt từ trên xuống dưới.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh Tạ Đăng Đoan cho rằng từ khi có Nghị định 134, tỉnh đã xác định phát huy nội lực để phát triển công nghiệp địa phương. Công tác khuyến công thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động trong việc đào tạo, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khoa học, công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người lao động. Đáng chú ý, sản phẩm một số ngành nghề đã tạo được thương hiệu như sản phẩm gỗ Đồng Kỵ.
Tuy nhiên, theo ông Đoan, với nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến công quá ít, cụ thể, đào tạo nghề là 900.000 đồng/người/kỳ học ba tháng khó tạo động lực phát triển nghề.
Cũng chung quan điểm với ông Đoan, Giám đốc Trung tâm Khuyến công Thanh Hóa Lê Trọng Cẩm nhận xét ý nghĩa của Nghị định thì lớn nhưng kinh phí hỗ trợ phát triển lại quá thấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công thiếu, nghiệp vụ chuyên môn yếu.
Qua bảy chương trình, mục tiêu mà Nghị định 134 hỗ trợ, cần xây dựng quy chế phát triển cụm công nghiệp làng nghề và có hướng hỗ trợ rõ ràng cũng như đa dạng hóa các danh mục hỗ trợ kèm theo các quy chế thực hiện minh bạch để dưới cơ sở dễ triển khai thực hiện.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Nam Định Trần Hùng kiến nghị phải có thông tư liên bộ giữa Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ về cơ cấu tổ chức của Trung tâm khuyến công cho thống nhất; đồng thời bổ sung đội ngũ khuyến công viên vào trung tâm này.
Trong các nội dung của Nghị định 134, cũng cần phân định rõ ràng cái gì khuyến công quốc gia tập trung và những gì khuyến công địa phương tập trung, làm sao vừa đảm bảo được mục tiêu chính, vừa phát huy được thế mạnh của từng địa phương./.
Hội thảo diễn ra ngày 3/12 tại Hà Nội.
Ông Ngô Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công Thương, cho biết, những mục tiêu tại Nghị định 134 và Quyết định 136 đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong việc động viên và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, quy hoạch của các vùng, miền và từng địa phương.
Các hoạt động khuyến công, đặc biệt là đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc hiện đại vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường... đã khuyến khích đầu tư sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, góp phần tạo việc làm và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn.
Bình quân giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn trong 5 năm là 17,6%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp. Số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn cũng tăng trung bình cả giai đoạn là 8,5%/năm.
Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề đã gắn với giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 329.620 lao động nông thôn, góp phần thực hiện chủ trương "ly nông bất ly hương," phát triển đời sống văn hóa-xã hội ở nông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn.
Giám đốc Sở Công Thương Thái Bình Vũ Quang Tuấn khẳng định Nghị định 134 là một quyết sách đúng của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn.
Thái Bình xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, sau 5 năm thực hiện, Nghị định đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thay đổi tư duy về phát triển công nghiệp nông thôn. Nhờ vậy giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân 24,1%/năm, tạo việc làm cho 83.500 lao động.
Ông Tuấn kiến nghị việc triển khai Nghị định nên mở rộng thêm phạm vi hoạt động, nhất là vấn đề hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, tiếp cận với thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nâng mức khuyến công từ Trung ương đến địa phương để xử lý ô nhiễm môi trường, nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh.
Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh sau khi có Nghị định 134, vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương tới các Sở Công Thương được gắn chặt hơn. Tuy nhiên cần tổ chức công tác khuyến công từ Trung ương đến địa phương phải rõ ràng, minh bạch; đồng thời xây dựng cơ sở pháp lý một cách đồng bộ và thông suốt từ trên xuống dưới.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh Tạ Đăng Đoan cho rằng từ khi có Nghị định 134, tỉnh đã xác định phát huy nội lực để phát triển công nghiệp địa phương. Công tác khuyến công thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động trong việc đào tạo, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khoa học, công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người lao động. Đáng chú ý, sản phẩm một số ngành nghề đã tạo được thương hiệu như sản phẩm gỗ Đồng Kỵ.
Tuy nhiên, theo ông Đoan, với nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến công quá ít, cụ thể, đào tạo nghề là 900.000 đồng/người/kỳ học ba tháng khó tạo động lực phát triển nghề.
Cũng chung quan điểm với ông Đoan, Giám đốc Trung tâm Khuyến công Thanh Hóa Lê Trọng Cẩm nhận xét ý nghĩa của Nghị định thì lớn nhưng kinh phí hỗ trợ phát triển lại quá thấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công thiếu, nghiệp vụ chuyên môn yếu.
Qua bảy chương trình, mục tiêu mà Nghị định 134 hỗ trợ, cần xây dựng quy chế phát triển cụm công nghiệp làng nghề và có hướng hỗ trợ rõ ràng cũng như đa dạng hóa các danh mục hỗ trợ kèm theo các quy chế thực hiện minh bạch để dưới cơ sở dễ triển khai thực hiện.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Nam Định Trần Hùng kiến nghị phải có thông tư liên bộ giữa Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ về cơ cấu tổ chức của Trung tâm khuyến công cho thống nhất; đồng thời bổ sung đội ngũ khuyến công viên vào trung tâm này.
Trong các nội dung của Nghị định 134, cũng cần phân định rõ ràng cái gì khuyến công quốc gia tập trung và những gì khuyến công địa phương tập trung, làm sao vừa đảm bảo được mục tiêu chính, vừa phát huy được thế mạnh của từng địa phương./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)