Dù loay hoay với các hình thức để phát triển nghệ thuật tuồng nhưng ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam vẫn phải thừa nhận, đến nay, Nhà hát tuồng Việt Nam chưa thực sự sống được bằng những tấm vé, ngược lại, tuồng vẫn còn phải dựa vào sự bao cấp của nhà nước.
Biểu diễn theo thời vụ
- Thưa ông Phạm Ngọc Tuấn, mấy năm gần đây, đời sống các nghệ sỹ của Nhà hát tuồng Việt Nam đã “khởi sắc” nhiều so với trước kia, có lời đồn là do ông và các bậc tiền bối của nhà hát đã đưa được tuồng và các hoạt động biểu diễn múa truyền thống vào biểu diễn trong các lễ hội?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Đúng là như vậy, để đến được với khán giả, Nhà hát tuồng Việt Nam đã tìm ra nhiều giải pháp trong đó có biểu diễn những chương trình phục vụ lễ hội ở các địa phương. Ở đó có đủ các đối tượng khán giả với những tuổi đời khác nhau.
Việc này đã mang lại hiệu quả cao cho nhà hát cả về mặt nghệ thuật, khán giả và kinh tế. Lễ hội ngày càng diễn ra nhiều, các địa phương có nhu cầu mời tuồng, chèo, cải lương về diễn để góp vui cho lễ hội.
Gần đây, cứ dịp xuân về, Nhà hát tuồng Việt Nam lại có tốc độ và tần suất diễn rất cao. Chỉ tính từ đầu năm Nhâm Thìn đến nay, nhà hát biểu diễn tới gần 50 buổi trong các lễ hội ở những mảnh đất giàu truyền thống văn hóa như các huyện ngoại thành Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa… với doanh thu tương đối tốt.
Tuy vậy, biểu diễn theo cách này cũng chỉ mang tính thời vụ.
- Còn nguồn thu từ việc bán vé ở rạp Hồng Hà thì sao, thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Tại Rạp Hồng Hà, chúng tôi cũng tổ chức các "show" diễn về các sự kiện như Tết thiếu nhi, Tết trung thu, một số đêm diễn triển khai bán vé mang tính thực nghiệm với một số vở tuồng hài.
Năm 2011, chúng tôi cũng tổ chức một số show diễn bán vé cho các đơn vị có nhu cầu cần mua chương trình đã thu được nhiều thành công với số tiền không nhỏ. Tuy vậy, việc này chỉ mang tính kỳ cuộc.
Vừa rồi, chúng tôi cũng có thử nghiệm bán vé vở tuồng hài nổi tiếng “Nghêu sò ốc hến” có quảng cáo nhưng khán giả đến mua vé không nhiều.
Ngoài ra, ở rạp Hồng Hà chúng tôi vẫn bán vé cho khách du lịch trong và ngoài nước mặc dù có những tín hiệu tích cực nhưng kết quả cũng không được khả quan lắm.
Tìm kiếm khán giả nước ngoài
- Nhắm đến khách nước ngoài, các ông đã làm gì để tiếp cận và thu hút được họ?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam biểu diễn định kỳ tuần hai buổi vào tối thứ 5 và thứ 6, tại rạp Hồng Hà dành cho du khách, trong đó có phần tóm tắt các trích đoạn được dịch ra tiếng Anh và các phụ đề tiếng Anh để khách trong và ngoài nước có thể cảm thụ được trọn vẹn nghệ thuật này.
Đây còn được xem là một trong ba hướng tiếp cận khán giả của Nhà hát tuồng Việt Nam nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống này.
- Ngoài việc bán vé tại rạp, các ông có chương trình gì liên kết với du lịch để đẩy nhanh hơn lượng khán giả đến với nghệ thuật tuồng như nghệ thuật múa rối đang làm?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam đã xây dựng những chương trình marketing cho nghệ thuật tuồng. Mặc dù việc làm này gặp nhiều khó khăn do nhà hát chưa có nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực marketing trong thời gian qua, nhà hát cũng đã tổ chức được ba, bốn show diễn có tính chất hội nghị khách hàng, mời các doanh nghiệp du lịch đến với mong muốn cung cấp cho họ một dịch vụ mới.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Nhà hát tuồng Việt Nam vẫn chưa được đền đáp xứng đáng. Các doanh nghiệp du lịch, dù khi xem, họ có gật gù khen ngợi sức hấp dẫn của buổi biểu diễn nhưng chẳng mấy doanh nghiệp chọn tuồng vào tuor du lịch của mình. Ngay cả một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nhà hát thì họ cũng chưa mấy mặn mà thực hiện hợp đồng này. Thi thoảng mới có tuor đặt trực tiếp từ nước ngoài đến Việt Nam để xem tuồng.
- Được biết, Nhà hát tuồng Việt Nam đã có những chuyến xuất ngoại thành công, sao ông không đẩy mạnh cách thức này?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam dẫu có nhiều chương trình lưu diễn ở nước ngoài thành công nhưng vẫn chỉ dưới hình thức hợp tác do sự chủ trì của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch Việt Nam với các nước chứ chưa có chương trình độc lập khai thác của nhà hát.
Để thực hiện được giấc mơ đưa nghệ thuật tuồng đến được với khán giả quốc tế, nhà hát đang thai nghén một vài chương trình như kết lối với những bạn bè quen biết bên Đức. Tuy vậy, điều này vẫn chỉ là thai nghén bởi nhà hát vẫn chưa tìm được nguồn tài trơ, vốn đối ứng để thưc hiện.
Cần tạo nguồn khán giả
- Trong khi việc khai thác nguồn khán giả ngoại quốc chưa mấy hiệu quả, việc biểu diễn theo lễ hội dẫu thu nhập tốt vẫn chỉ mang tính thời vụ, vậy các ông có bài toán nào cho tương lai tuồng?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Chúng tôi đã có chương trình đưa nghệ thuật tuồng vào học đường. Chỉ tiêu của nhà hát, mỗi năm phải có ít nhất 20 buổi diễn và giao lưu với các trường học. Mục đích của chúng tôi là giúp học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận và hiểu về nghệ thuật tuồng để từ đó họ có thể yêu được nghệ thuật này.
Theo tôi, một trong những lý do cơ bản để giới trẻ quay lưng với nghệ thuật tuồng là bởi họ chưa được tiếp cận nhiều với tuồng, vốn hiểu về nghệ thuật này còn rất hạn chế.
Khi chúng tôi làm chương trình ở các trường, học sinh và giáo viên đều đón nhận nhiệt tình. Sau đó, họ còn viết thư gửi các diễn viên và nhà hát bộc lộ cảm nghĩ đầy xúc động của mình khi được xem và tìm hiểu về tuồng. Những em đã hiểu được tuồng thì đều không chuyển kênh khi có biểu diễn tuồng trên vô tuyến.
Tuy hình thức này không đưa lại doanh thu cho nhà hát nhưng những buổi trình biểu diễn miễn phí ấy lại có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn khán khả cho tương lai của nghệ thuật tuồng.
- Như vậy, phải chăng đến nay, Nhà hát tuồng Việt Nam vẫn chưa tự sống được bằng việc bán vé, thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Đúng vậy, không chỉ riêng gì tuồng đâu mà tình trạng chung thôi. Vì vậy để bảo tồn và phát huy được nghệ thuật tuồng, chúng tôi vẫn cần đến sự bao cấp của nhà nước.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Biểu diễn theo thời vụ
- Thưa ông Phạm Ngọc Tuấn, mấy năm gần đây, đời sống các nghệ sỹ của Nhà hát tuồng Việt Nam đã “khởi sắc” nhiều so với trước kia, có lời đồn là do ông và các bậc tiền bối của nhà hát đã đưa được tuồng và các hoạt động biểu diễn múa truyền thống vào biểu diễn trong các lễ hội?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Đúng là như vậy, để đến được với khán giả, Nhà hát tuồng Việt Nam đã tìm ra nhiều giải pháp trong đó có biểu diễn những chương trình phục vụ lễ hội ở các địa phương. Ở đó có đủ các đối tượng khán giả với những tuổi đời khác nhau.
Việc này đã mang lại hiệu quả cao cho nhà hát cả về mặt nghệ thuật, khán giả và kinh tế. Lễ hội ngày càng diễn ra nhiều, các địa phương có nhu cầu mời tuồng, chèo, cải lương về diễn để góp vui cho lễ hội.
Gần đây, cứ dịp xuân về, Nhà hát tuồng Việt Nam lại có tốc độ và tần suất diễn rất cao. Chỉ tính từ đầu năm Nhâm Thìn đến nay, nhà hát biểu diễn tới gần 50 buổi trong các lễ hội ở những mảnh đất giàu truyền thống văn hóa như các huyện ngoại thành Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa… với doanh thu tương đối tốt.
Tuy vậy, biểu diễn theo cách này cũng chỉ mang tính thời vụ.
- Còn nguồn thu từ việc bán vé ở rạp Hồng Hà thì sao, thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Tại Rạp Hồng Hà, chúng tôi cũng tổ chức các "show" diễn về các sự kiện như Tết thiếu nhi, Tết trung thu, một số đêm diễn triển khai bán vé mang tính thực nghiệm với một số vở tuồng hài.
Năm 2011, chúng tôi cũng tổ chức một số show diễn bán vé cho các đơn vị có nhu cầu cần mua chương trình đã thu được nhiều thành công với số tiền không nhỏ. Tuy vậy, việc này chỉ mang tính kỳ cuộc.
Vừa rồi, chúng tôi cũng có thử nghiệm bán vé vở tuồng hài nổi tiếng “Nghêu sò ốc hến” có quảng cáo nhưng khán giả đến mua vé không nhiều.
Ngoài ra, ở rạp Hồng Hà chúng tôi vẫn bán vé cho khách du lịch trong và ngoài nước mặc dù có những tín hiệu tích cực nhưng kết quả cũng không được khả quan lắm.
Tìm kiếm khán giả nước ngoài
- Nhắm đến khách nước ngoài, các ông đã làm gì để tiếp cận và thu hút được họ?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam biểu diễn định kỳ tuần hai buổi vào tối thứ 5 và thứ 6, tại rạp Hồng Hà dành cho du khách, trong đó có phần tóm tắt các trích đoạn được dịch ra tiếng Anh và các phụ đề tiếng Anh để khách trong và ngoài nước có thể cảm thụ được trọn vẹn nghệ thuật này.
Đây còn được xem là một trong ba hướng tiếp cận khán giả của Nhà hát tuồng Việt Nam nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống này.
- Ngoài việc bán vé tại rạp, các ông có chương trình gì liên kết với du lịch để đẩy nhanh hơn lượng khán giả đến với nghệ thuật tuồng như nghệ thuật múa rối đang làm?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam đã xây dựng những chương trình marketing cho nghệ thuật tuồng. Mặc dù việc làm này gặp nhiều khó khăn do nhà hát chưa có nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực marketing trong thời gian qua, nhà hát cũng đã tổ chức được ba, bốn show diễn có tính chất hội nghị khách hàng, mời các doanh nghiệp du lịch đến với mong muốn cung cấp cho họ một dịch vụ mới.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Nhà hát tuồng Việt Nam vẫn chưa được đền đáp xứng đáng. Các doanh nghiệp du lịch, dù khi xem, họ có gật gù khen ngợi sức hấp dẫn của buổi biểu diễn nhưng chẳng mấy doanh nghiệp chọn tuồng vào tuor du lịch của mình. Ngay cả một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nhà hát thì họ cũng chưa mấy mặn mà thực hiện hợp đồng này. Thi thoảng mới có tuor đặt trực tiếp từ nước ngoài đến Việt Nam để xem tuồng.
- Được biết, Nhà hát tuồng Việt Nam đã có những chuyến xuất ngoại thành công, sao ông không đẩy mạnh cách thức này?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Nhà hát tuồng Việt Nam dẫu có nhiều chương trình lưu diễn ở nước ngoài thành công nhưng vẫn chỉ dưới hình thức hợp tác do sự chủ trì của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch Việt Nam với các nước chứ chưa có chương trình độc lập khai thác của nhà hát.
Để thực hiện được giấc mơ đưa nghệ thuật tuồng đến được với khán giả quốc tế, nhà hát đang thai nghén một vài chương trình như kết lối với những bạn bè quen biết bên Đức. Tuy vậy, điều này vẫn chỉ là thai nghén bởi nhà hát vẫn chưa tìm được nguồn tài trơ, vốn đối ứng để thưc hiện.
Cần tạo nguồn khán giả
- Trong khi việc khai thác nguồn khán giả ngoại quốc chưa mấy hiệu quả, việc biểu diễn theo lễ hội dẫu thu nhập tốt vẫn chỉ mang tính thời vụ, vậy các ông có bài toán nào cho tương lai tuồng?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Chúng tôi đã có chương trình đưa nghệ thuật tuồng vào học đường. Chỉ tiêu của nhà hát, mỗi năm phải có ít nhất 20 buổi diễn và giao lưu với các trường học. Mục đích của chúng tôi là giúp học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận và hiểu về nghệ thuật tuồng để từ đó họ có thể yêu được nghệ thuật này.
Theo tôi, một trong những lý do cơ bản để giới trẻ quay lưng với nghệ thuật tuồng là bởi họ chưa được tiếp cận nhiều với tuồng, vốn hiểu về nghệ thuật này còn rất hạn chế.
Khi chúng tôi làm chương trình ở các trường, học sinh và giáo viên đều đón nhận nhiệt tình. Sau đó, họ còn viết thư gửi các diễn viên và nhà hát bộc lộ cảm nghĩ đầy xúc động của mình khi được xem và tìm hiểu về tuồng. Những em đã hiểu được tuồng thì đều không chuyển kênh khi có biểu diễn tuồng trên vô tuyến.
Tuy hình thức này không đưa lại doanh thu cho nhà hát nhưng những buổi trình biểu diễn miễn phí ấy lại có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn khán khả cho tương lai của nghệ thuật tuồng.
- Như vậy, phải chăng đến nay, Nhà hát tuồng Việt Nam vẫn chưa tự sống được bằng việc bán vé, thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Đúng vậy, không chỉ riêng gì tuồng đâu mà tình trạng chung thôi. Vì vậy để bảo tồn và phát huy được nghệ thuật tuồng, chúng tôi vẫn cần đến sự bao cấp của nhà nước.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thiên Linh (Vietnam+)