Trước thềm Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc 2011 diễn ra ở đất chèo Thái Bình, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Đỗ Kỷ, Phó trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn, thành viên ban tổ chức, xung quanh sự kiện này. Thiếu kịch bản hiện đại- Thưa đạo diễn Đỗ Kỷ, chỉ còn hai ngày nữa, Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc 2011 sẽ được diễn ra. Là thành viên của ban tổ chức, xin anh cho biết, điểm mới của Liên hoan chèo lần này là gì?
Đạo diễn Đỗ Kỷ: Điểm mới của Liên hoan sân khấu chèo lần này ở chỗ nó chỉ đi vào đề tài hiện đại. Đó là những câu chuyện xảy ra từ năm 1945 đến nay. Một đề tài gần gũi với cuộc sống hiện nay. - Được biết, Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc năm nay có 12 đơn vị tham gia, giảm 6 đơn vị so với kỳ hội diễn năm 2009, nguyên nhân là không có tác phẩm. Phải chăng đã đến lúc báo động cho sự mai một và thiếu phong phú của tác phẩm cũng như sự khan hiếm đội ngũ sáng tác kịch bản chèo Việt Nam, thưa anh?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Cái này chỉ đúng một phần thôi. Một số các đơn vị rút khỏi danh sách tham gia liên hoan vì những lý do riêng. Ví như, đoàn Phú Thọ phải chuẩn bị cho hoạt động hát xoan trong dịp hát xoan được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hay chèo Hưng Yên là đơn vị mạnh nhưng họ còn phải chuẩn bị cho kỷ niệm thành lập tỉnh… Cũng có một số đơn vị do thiếu kịch bản nên không tham gia. Việc thiếu kịch bản về đề tài hiện đại, theo tôi là do những người chuyên viết về chèo hiện nay còn quá ít. Hiện nay, các tác giả thường ít đi thâm nhập thực tế nên vốn sống để viết về cuộc sống sôi động ngày nay cũng ít. Việc này đã hạn chế kịch bản không chỉ riêng trong nghệ thuật chèo mà còn cả nghệ thuật truyền thống dân tộc và kịch nói cũng vậy. Cần hợp với cách "cảm" của thời đại- Những người làm nghệ thuật chèo phải đứng trươc sự giằng co giữa một bên là phá cách để đáp ứng thị hiếu của khán giả còn một bên là giữ được bản chất của loại hình nghệ thuật này. Theo anh, con đường nào sẽ đưa nghệ thuật chèo sống được và phát triển cùng thời đại?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Tôi nghĩ đơn giản, giống như tất cả nết ăn, nét ở, nếp sinh hoạt, chúng ta phải vận động theo nhịp sống thời đại. Ví như, ngày xưa các cụ mặc váy, áo tứ thân trong sinh hoạt nhưng ngày nay ai mặc váy, áo tứ thân trong sinh hoạt sẽ trở thành lạc hậu. Chúng ta phải cải biên, cái tiến nó, quan trọng nhất là để nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta trong thời điểm hiện tại. Cái gì hữu ích trong hiện tại thì cái đó sẽ tồn tại. Theo cá nhân tôi thì chèo truyền thống hay chèo hiện đại cũng vậy. Đặc biệt là chèo truyền thống, chúng ta cần phục dựng lại một cách bài bản và cổ điển như ngày xưa các cụ đã làm. Sau đó nên ghi lại thành băng, đĩa để bảo tồn. Cái đó thành giá trị và có thể xếp vào bảo tàng. Bên cạnh đó, chúng ta chắt lọc những cái gì còn phù hợp, tạo được đà và sự phát triển phục vụ cho cuộc sống, suy nghĩ, cách nhìn, cách cảm của người đương thời thì ta giữ lại. - Được biết, tại liên hoan lần này, ban tổ chức còn chấm giải chính thức cho dàn nhạc. Việc mở rộng sự quan tâm này có ý nghĩa gì, thưa anh?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Trước kia, dàn nhạc chỉ được đưa vào giải phụ. Bấy lâu nay chúng ta quên rằng trong kịch hát dân tộc, dàn nhạc cũng là một bộ phận vô cùng quan trọng để cấu thành nên thành công của vở diễn. Ngay trên sân khấu ca nhạc cũng thế, khi ca sĩ hát thường người ta đâu có để ý đến dàn nhạc nhưng thực ra không có dàn nhạc có lẽ ca sĩ hát sẽ không thể hiệu quả như chúng ta vẫn thấy. Nên kết hợp với du lịch để phát triển- Ở một số nghệ thuật truyền thống khác như rối nước đã có sự kết hợp với du lịch để phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ra quốc tế. Vậy, theo anh, nghệ thuật chèo có thể làm điều này khi chèo bị nhiều rào cản hơn về ngôn ngữ?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Đã từ lâu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chiến lược, kế hoạch, chủ trương rồi. Chúng ta giới thiệu nền văn hóa Việt Nam không phải chỉ là tuồng, rối nước… Chèo cũng là đặc sản văn hóa Việt Nam vậy lý gì chúng ta không đưa vào? Chẳng qua là chúng ta còn đang lúng túng trong phương thức tìm và chưa thực sự có ý thức rõ rệt và đầy trách nhiệm cũng như chưa thật nghiêm túc để có một chiến lược làm điều này. Tôi có một cảm giác là hiện nay chúng ta chỉ làm theo phong trào, làm theo hứng. Thực tế, chèo hay tuồng nói là bị rào cản ngôn ngữ, vậy tôi xin hỏi lại, tại sao chúng ta vẫn nghe opera, nhạc nước ngoài? Tức là, con người ta, trên trái đất này đến với nhau bằng sự đồng điệu về thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuật không có biên giới. Vì vậy, chúng ta đừng vin vào lý do ngôn ngữ bất đồng. Khán giả còn thưởng thức điệu bộ, những kỹ thuật biểu diễn của nghệ sỹ cộng với âm nhạc và những yếu tố khác. Ngôn ngữ, hay nói cụ thể là phần lời nó chỉ là một bộ phận trong kết cấu của một tiết mục, một chương trình. Tôi có thể nhấn mạnh một cách chắc chắn rằng mình có thể làm được việc kết hợp nghệ thuật chèo với du lịch để phát triển. Tuy nhiên, làm được chỉ khi nào chúng ta có ý thức rõ rệt và đầy trách nhiệm, có một quyết sách, định hướng rõ nét. - Xin trân trọng cảm ơn anh!
Đạo diễn Đỗ Kỷ: Điểm mới của Liên hoan sân khấu chèo lần này ở chỗ nó chỉ đi vào đề tài hiện đại. Đó là những câu chuyện xảy ra từ năm 1945 đến nay. Một đề tài gần gũi với cuộc sống hiện nay. - Được biết, Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc năm nay có 12 đơn vị tham gia, giảm 6 đơn vị so với kỳ hội diễn năm 2009, nguyên nhân là không có tác phẩm. Phải chăng đã đến lúc báo động cho sự mai một và thiếu phong phú của tác phẩm cũng như sự khan hiếm đội ngũ sáng tác kịch bản chèo Việt Nam, thưa anh?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Cái này chỉ đúng một phần thôi. Một số các đơn vị rút khỏi danh sách tham gia liên hoan vì những lý do riêng. Ví như, đoàn Phú Thọ phải chuẩn bị cho hoạt động hát xoan trong dịp hát xoan được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hay chèo Hưng Yên là đơn vị mạnh nhưng họ còn phải chuẩn bị cho kỷ niệm thành lập tỉnh… Cũng có một số đơn vị do thiếu kịch bản nên không tham gia. Việc thiếu kịch bản về đề tài hiện đại, theo tôi là do những người chuyên viết về chèo hiện nay còn quá ít. Hiện nay, các tác giả thường ít đi thâm nhập thực tế nên vốn sống để viết về cuộc sống sôi động ngày nay cũng ít. Việc này đã hạn chế kịch bản không chỉ riêng trong nghệ thuật chèo mà còn cả nghệ thuật truyền thống dân tộc và kịch nói cũng vậy. Cần hợp với cách "cảm" của thời đại- Những người làm nghệ thuật chèo phải đứng trươc sự giằng co giữa một bên là phá cách để đáp ứng thị hiếu của khán giả còn một bên là giữ được bản chất của loại hình nghệ thuật này. Theo anh, con đường nào sẽ đưa nghệ thuật chèo sống được và phát triển cùng thời đại?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Tôi nghĩ đơn giản, giống như tất cả nết ăn, nét ở, nếp sinh hoạt, chúng ta phải vận động theo nhịp sống thời đại. Ví như, ngày xưa các cụ mặc váy, áo tứ thân trong sinh hoạt nhưng ngày nay ai mặc váy, áo tứ thân trong sinh hoạt sẽ trở thành lạc hậu. Chúng ta phải cải biên, cái tiến nó, quan trọng nhất là để nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta trong thời điểm hiện tại. Cái gì hữu ích trong hiện tại thì cái đó sẽ tồn tại. Theo cá nhân tôi thì chèo truyền thống hay chèo hiện đại cũng vậy. Đặc biệt là chèo truyền thống, chúng ta cần phục dựng lại một cách bài bản và cổ điển như ngày xưa các cụ đã làm. Sau đó nên ghi lại thành băng, đĩa để bảo tồn. Cái đó thành giá trị và có thể xếp vào bảo tàng. Bên cạnh đó, chúng ta chắt lọc những cái gì còn phù hợp, tạo được đà và sự phát triển phục vụ cho cuộc sống, suy nghĩ, cách nhìn, cách cảm của người đương thời thì ta giữ lại. - Được biết, tại liên hoan lần này, ban tổ chức còn chấm giải chính thức cho dàn nhạc. Việc mở rộng sự quan tâm này có ý nghĩa gì, thưa anh?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Trước kia, dàn nhạc chỉ được đưa vào giải phụ. Bấy lâu nay chúng ta quên rằng trong kịch hát dân tộc, dàn nhạc cũng là một bộ phận vô cùng quan trọng để cấu thành nên thành công của vở diễn. Ngay trên sân khấu ca nhạc cũng thế, khi ca sĩ hát thường người ta đâu có để ý đến dàn nhạc nhưng thực ra không có dàn nhạc có lẽ ca sĩ hát sẽ không thể hiệu quả như chúng ta vẫn thấy. Nên kết hợp với du lịch để phát triển- Ở một số nghệ thuật truyền thống khác như rối nước đã có sự kết hợp với du lịch để phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ra quốc tế. Vậy, theo anh, nghệ thuật chèo có thể làm điều này khi chèo bị nhiều rào cản hơn về ngôn ngữ?Đạo diễn Đỗ Kỷ: Đã từ lâu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chiến lược, kế hoạch, chủ trương rồi. Chúng ta giới thiệu nền văn hóa Việt Nam không phải chỉ là tuồng, rối nước… Chèo cũng là đặc sản văn hóa Việt Nam vậy lý gì chúng ta không đưa vào? Chẳng qua là chúng ta còn đang lúng túng trong phương thức tìm và chưa thực sự có ý thức rõ rệt và đầy trách nhiệm cũng như chưa thật nghiêm túc để có một chiến lược làm điều này. Tôi có một cảm giác là hiện nay chúng ta chỉ làm theo phong trào, làm theo hứng. Thực tế, chèo hay tuồng nói là bị rào cản ngôn ngữ, vậy tôi xin hỏi lại, tại sao chúng ta vẫn nghe opera, nhạc nước ngoài? Tức là, con người ta, trên trái đất này đến với nhau bằng sự đồng điệu về thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuật không có biên giới. Vì vậy, chúng ta đừng vin vào lý do ngôn ngữ bất đồng. Khán giả còn thưởng thức điệu bộ, những kỹ thuật biểu diễn của nghệ sỹ cộng với âm nhạc và những yếu tố khác. Ngôn ngữ, hay nói cụ thể là phần lời nó chỉ là một bộ phận trong kết cấu của một tiết mục, một chương trình. Tôi có thể nhấn mạnh một cách chắc chắn rằng mình có thể làm được việc kết hợp nghệ thuật chèo với du lịch để phát triển. Tuy nhiên, làm được chỉ khi nào chúng ta có ý thức rõ rệt và đầy trách nhiệm, có một quyết sách, định hướng rõ nét. - Xin trân trọng cảm ơn anh!
Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc 2011 với đề tài hiện đại sẽ diễn ra từ 26/11 đến 4/12, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thái Bình. Theo đạo diễn Đỗ Kỷ, thành viên ban tổ chức, đến thời điểm này chính thức có 12 đơn vị với gần 700 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ tham gia 15 vở diễn tại liên hoan lần này. |
Thiên Linh (Vietnam+)