Hơn ba năm sau ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới nhưng đến nay, ca trù vẫn đang ở tình trạng thiếu vắng cả người biểu diễn lẫn người thưởng thức. Bởi vậy, dự đoán rằng: Ca trù sẽ sớm được rút khỏi danh sách di sản cần bảo vệ khẩn cấp để trở thành di sản đại diện của nhân loại vẫn chưa trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, những người tâm huyết với nghiệp gìn giữ ca trù vẫn có những lý do để tin vào tương lai của nó. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, chuyên gia nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật này, về những bước đi của ca trù, để cùng hòa nhịp với đời sống văn hóa-xã hội không ít những thách thức hiện nay.
- Sau thời gian được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, đến nay, nhắc đến ca trù, người ta vẫn nói tới câu chuyện cần bảo tồn khẩn cấp. Thưa giáo sư, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Theo Công ước UNESCO năm 2003, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di sản của nhân loại, đó là: Di sản đại diện của nhân loại và Di sản cần bảo vệ khẩn cấp. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản.
Tuy nhiên, đến nay, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng ca trù vẫn chưa thể chuyển từ danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản đại diện của nhân loại. Đây là một điều đáng buồn!
Nói như vậy, có nghĩa là, ca trù đang ở bờ vực của sự mai một. Trong khi đó, trước đây, loại hình nghệ thuật này đã từng ở vị trí rất cao trong nền âm nhạc dân tộc.
Điểm lại lịch sử của ca trù, chúng ta sẽ thấy: Từ thế kỷ 19 đổ về trước là thời kỳ hoàng kim của ca trù. Cung vua, phủ chúa khi có sự kiện gì trọng đại đều cho mời các ca nương, kép đàn ca trù vào biểu diễn.
Đây là một loại nghệ thuật cao cấp. Lời ca hoàn toàn là thơ chữ Hán và làn điệu của ca trù rất khó hát. Để hiểu được nó, người nghe cũng phải có vốn văn hóa, học thức nhất định.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, một bộ phận ca trù bị tha hóa, ghép vào với hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một bộ phận chứ không phải tất cả nghệ sỹ ca trù.
Đến khi cách mạng bùng lên, người ta cũng không có thời gian để xem xét; quy luôn đó là một hình thức đồi trụy và cấm trình diễn.
Chúng ta mất 40 năm và như thế là đã trải qua hai thế hệ. Những người còn lại bây giờ đã rất già yếu. Suốt một thời gian dài, người nghệ sỹ không được thực hành. Với bất cứ lĩnh vực nào, khi không được thực hành thì cũng sẽ không thể tồn tại. Văn hóa là phải sống, nghệ thuật là phải được diễn. Chỉ cần để trong tủ kính thì nó cũng đã là ở trạng thái "chết" rồi, chứ chưa nói đến chuyện cấm.
[Ngày hội ca trù truyền thống: Thưa vắng khán giả trẻ]
Phải hiểu như thế để thấy rằng, ca trù đến với chúng ta vào thế kỷ này khi đã ở trạng thái rất mong manh, mấp mé bờ vực của sự mai một. Hoàn cảnh của nó khác với các loại hình khác. Bởi vậy, để bảo tồn và đưa được nó sang danh sách Di sản đại diện của nhân loại thì chúng ta cần những giải pháp cấp bách hơn.
- Những giải pháp đó là gì, thưa ông?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ca trù đã trải qua một giai đoạn chìm nổi nên không phải ai cũng biết và cũng nhận thức đúng về nó. Việc gột được cái tiếng đó là rất quan trọng.
Sau khi ca trù được vinh danh, nhận thức của người dân về ca trù đã khác. Tuy nhiên, ở một bộ phận, định kiến vẫn còn rất nặng nề. Vì thế, việc vận động các cụ nghệ nhân, những người giữ trong mình vốn ca trù rất phong phú, vô cùng khó khăn.
Có ý kiến cho rằng, nên có kế hoạch quảng bá ca trù trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tôi cho rằng đó là điều hợp lý. Chúng ta phải có một nhận thức toàn dân rằng, đây là vốn quý chứ không phải là đồi trụy.
Bên cạnh đó, để ca trù tiếp tục phát triển được thì nhà nước phải vào cuộc một cách rốt ráo. Nhà nước cần giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một dự án với mục đích bảo tồn, truyền dạy, phát huy giá trị của những di sản được UNESCO vinh danh.
Chúng ta cần phải có những kế hoạch, bước đi cụ thể, ví dụ: Cần kiểm kê xem chúng ta còn lại tất cả bao nhiêu nghệ nhân và cần có một chế độ chính sách cụ thể đối với các cụ. Hiện nay, các cụ cũng đã được quan tâm tới nhưng mới chỉ là việc “được chăng hay chớ!”
Một người chết đi thì toàn bộ vốn ca trù mà người ta biết sẽ mất theo, thế hệ sau lấy gì mà học? Việc phong nghệ nhân dân gian và nghệ nhân ưu tú do Hội Văn nghệ Dân gian thực hiện cũng chỉ là sự tôn vinh của học trò đối với những người thầy của mình chứ không phải danh hiệu của Nhà nước. Bởi Hội chỉ là một tổ chức xã hội, không phải là cơ quan pháp lý Nhà nước.
Cùng với đó, cần có những liên hoan định kỳ để trau dồi, bổ sung những thiếu sót cho người làm ca trù. Hà Nội phải đi tiên phong trong vấn đề này bởi không nơi nào, vốn ca trù còn đọng lại được sâu như thế.
[Ca trù cổ Thăng Long: Khó khăn bài toán bảo tồn]
Tôi đề nghị Hà Nội 2 năm tổ chức liên hoan ca trù một lần. Đến kỳ liên hoan sau, các câu lạc bộ phải giới thiệu được một thế hệ mới của đơn vị mình. Bây giờ đã đến giai đoạn phải chịu trách nhiệm với tương lai. “Có bột mới gột nên hồ,” chúng ta không thể chỉ hô hào suông!
Tuy nhiên, không nên chấm giải trong các kỳ liên hoan như vậy bởi thông thường, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ,” rất dễ dẫn đến tình trạng nhất thể hóa. Trong khi đó, nghệ thuật thì phải đảm bảo tính đa dạng.
- Nếu không chấm giải thì lấy gì để cổ vũ mọi người tham gia, thưa ông?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Bây giờ, chúng ta không thể mong chờ một phong trào mọi người cùng yêu thích ca trù bởi ca trù vốn không phải nghệ thuật của toàn dân, kể cả trong thời kỳ hoàng kim. Nó là nghệ thuật cao cấp; phải học thì mới hiểu được. Hơn nữa, nó lại bị vùi dập hơn bốn thế kỷ. Để trả lại vị trí cho nó trong đời sống văn hóa-nghệ thuật dân tộc, chúng ta cần một quá trình.
Sau khi ca trù được vinh danh, người dân dần thay đổi nhận thức thì chúng ta chờ đợi ở sự hưởng ứng của mọi người với vốn quý này của dân tộc; từ đó, chúng ta mới có thể bàn tới những bước đi tiếp theo.
Có một tín hiệu rất đáng mừng là: Tham gia khôi phục ca trù, ngoài những nghệ nhân còn có các bạn trẻ. Hiện nay, tại các câu lạc bộ ca trù, có nhiều bạn trẻ tự tìm tới học. Thu hút lớp trẻ chính là con đường để bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.
- Có ý kiến cho rằng nên đưa ca trù vào dạy cho học sinh tiểu học, ông nghĩ sao về điều này?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Việc bắt học sinh tiểu học học là điều vô cùng máy móc.
Có một quy luật của nghệ thuật là ai say mê thì mới tìm hiểu và theo đuổi. Đừng bao giờ đặt vấn đề nó phải là toàn dân! Thậm chí, có nhiều người cũng hoạt động trong lĩnh vực ca trù nhưng không hiểu rõ về phong cách, các kỹ thuật đặc trưng về âm nhạc, văn thơ,… của bộ môn nghệ thuật này nên họ hát mà như… đọc kinh!
- Vậy, nhìn tổng quan, ông có đánh giá thế nào về thực trạng của ca trù hiện nay?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ca trù đang dần trở lại vị trí của nó, tất nhiên là khiêm tốn thôi. Chúng ta phải trân trọng từng chút, từng đốm lửa nhỏ. Với những tiền đề đó, chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai của ca trù./.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Tuy nhiên, những người tâm huyết với nghiệp gìn giữ ca trù vẫn có những lý do để tin vào tương lai của nó. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, chuyên gia nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật này, về những bước đi của ca trù, để cùng hòa nhịp với đời sống văn hóa-xã hội không ít những thách thức hiện nay.
- Sau thời gian được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, đến nay, nhắc đến ca trù, người ta vẫn nói tới câu chuyện cần bảo tồn khẩn cấp. Thưa giáo sư, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Theo Công ước UNESCO năm 2003, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di sản của nhân loại, đó là: Di sản đại diện của nhân loại và Di sản cần bảo vệ khẩn cấp. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản.
Tuy nhiên, đến nay, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng ca trù vẫn chưa thể chuyển từ danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản đại diện của nhân loại. Đây là một điều đáng buồn!
Nói như vậy, có nghĩa là, ca trù đang ở bờ vực của sự mai một. Trong khi đó, trước đây, loại hình nghệ thuật này đã từng ở vị trí rất cao trong nền âm nhạc dân tộc.
Điểm lại lịch sử của ca trù, chúng ta sẽ thấy: Từ thế kỷ 19 đổ về trước là thời kỳ hoàng kim của ca trù. Cung vua, phủ chúa khi có sự kiện gì trọng đại đều cho mời các ca nương, kép đàn ca trù vào biểu diễn.
Đây là một loại nghệ thuật cao cấp. Lời ca hoàn toàn là thơ chữ Hán và làn điệu của ca trù rất khó hát. Để hiểu được nó, người nghe cũng phải có vốn văn hóa, học thức nhất định.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, một bộ phận ca trù bị tha hóa, ghép vào với hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một bộ phận chứ không phải tất cả nghệ sỹ ca trù.
Đến khi cách mạng bùng lên, người ta cũng không có thời gian để xem xét; quy luôn đó là một hình thức đồi trụy và cấm trình diễn.
Chúng ta mất 40 năm và như thế là đã trải qua hai thế hệ. Những người còn lại bây giờ đã rất già yếu. Suốt một thời gian dài, người nghệ sỹ không được thực hành. Với bất cứ lĩnh vực nào, khi không được thực hành thì cũng sẽ không thể tồn tại. Văn hóa là phải sống, nghệ thuật là phải được diễn. Chỉ cần để trong tủ kính thì nó cũng đã là ở trạng thái "chết" rồi, chứ chưa nói đến chuyện cấm.
[Ngày hội ca trù truyền thống: Thưa vắng khán giả trẻ]
Phải hiểu như thế để thấy rằng, ca trù đến với chúng ta vào thế kỷ này khi đã ở trạng thái rất mong manh, mấp mé bờ vực của sự mai một. Hoàn cảnh của nó khác với các loại hình khác. Bởi vậy, để bảo tồn và đưa được nó sang danh sách Di sản đại diện của nhân loại thì chúng ta cần những giải pháp cấp bách hơn.
- Những giải pháp đó là gì, thưa ông?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ca trù đã trải qua một giai đoạn chìm nổi nên không phải ai cũng biết và cũng nhận thức đúng về nó. Việc gột được cái tiếng đó là rất quan trọng.
Sau khi ca trù được vinh danh, nhận thức của người dân về ca trù đã khác. Tuy nhiên, ở một bộ phận, định kiến vẫn còn rất nặng nề. Vì thế, việc vận động các cụ nghệ nhân, những người giữ trong mình vốn ca trù rất phong phú, vô cùng khó khăn.
Có ý kiến cho rằng, nên có kế hoạch quảng bá ca trù trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tôi cho rằng đó là điều hợp lý. Chúng ta phải có một nhận thức toàn dân rằng, đây là vốn quý chứ không phải là đồi trụy.
Bên cạnh đó, để ca trù tiếp tục phát triển được thì nhà nước phải vào cuộc một cách rốt ráo. Nhà nước cần giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một dự án với mục đích bảo tồn, truyền dạy, phát huy giá trị của những di sản được UNESCO vinh danh.
Chúng ta cần phải có những kế hoạch, bước đi cụ thể, ví dụ: Cần kiểm kê xem chúng ta còn lại tất cả bao nhiêu nghệ nhân và cần có một chế độ chính sách cụ thể đối với các cụ. Hiện nay, các cụ cũng đã được quan tâm tới nhưng mới chỉ là việc “được chăng hay chớ!”
Một người chết đi thì toàn bộ vốn ca trù mà người ta biết sẽ mất theo, thế hệ sau lấy gì mà học? Việc phong nghệ nhân dân gian và nghệ nhân ưu tú do Hội Văn nghệ Dân gian thực hiện cũng chỉ là sự tôn vinh của học trò đối với những người thầy của mình chứ không phải danh hiệu của Nhà nước. Bởi Hội chỉ là một tổ chức xã hội, không phải là cơ quan pháp lý Nhà nước.
Cùng với đó, cần có những liên hoan định kỳ để trau dồi, bổ sung những thiếu sót cho người làm ca trù. Hà Nội phải đi tiên phong trong vấn đề này bởi không nơi nào, vốn ca trù còn đọng lại được sâu như thế.
[Ca trù cổ Thăng Long: Khó khăn bài toán bảo tồn]
Tôi đề nghị Hà Nội 2 năm tổ chức liên hoan ca trù một lần. Đến kỳ liên hoan sau, các câu lạc bộ phải giới thiệu được một thế hệ mới của đơn vị mình. Bây giờ đã đến giai đoạn phải chịu trách nhiệm với tương lai. “Có bột mới gột nên hồ,” chúng ta không thể chỉ hô hào suông!
Tuy nhiên, không nên chấm giải trong các kỳ liên hoan như vậy bởi thông thường, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ,” rất dễ dẫn đến tình trạng nhất thể hóa. Trong khi đó, nghệ thuật thì phải đảm bảo tính đa dạng.
- Nếu không chấm giải thì lấy gì để cổ vũ mọi người tham gia, thưa ông?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Bây giờ, chúng ta không thể mong chờ một phong trào mọi người cùng yêu thích ca trù bởi ca trù vốn không phải nghệ thuật của toàn dân, kể cả trong thời kỳ hoàng kim. Nó là nghệ thuật cao cấp; phải học thì mới hiểu được. Hơn nữa, nó lại bị vùi dập hơn bốn thế kỷ. Để trả lại vị trí cho nó trong đời sống văn hóa-nghệ thuật dân tộc, chúng ta cần một quá trình.
Sau khi ca trù được vinh danh, người dân dần thay đổi nhận thức thì chúng ta chờ đợi ở sự hưởng ứng của mọi người với vốn quý này của dân tộc; từ đó, chúng ta mới có thể bàn tới những bước đi tiếp theo.
Có một tín hiệu rất đáng mừng là: Tham gia khôi phục ca trù, ngoài những nghệ nhân còn có các bạn trẻ. Hiện nay, tại các câu lạc bộ ca trù, có nhiều bạn trẻ tự tìm tới học. Thu hút lớp trẻ chính là con đường để bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.
- Có ý kiến cho rằng nên đưa ca trù vào dạy cho học sinh tiểu học, ông nghĩ sao về điều này?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Việc bắt học sinh tiểu học học là điều vô cùng máy móc.
Có một quy luật của nghệ thuật là ai say mê thì mới tìm hiểu và theo đuổi. Đừng bao giờ đặt vấn đề nó phải là toàn dân! Thậm chí, có nhiều người cũng hoạt động trong lĩnh vực ca trù nhưng không hiểu rõ về phong cách, các kỹ thuật đặc trưng về âm nhạc, văn thơ,… của bộ môn nghệ thuật này nên họ hát mà như… đọc kinh!
- Vậy, nhìn tổng quan, ông có đánh giá thế nào về thực trạng của ca trù hiện nay?
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ca trù đang dần trở lại vị trí của nó, tất nhiên là khiêm tốn thôi. Chúng ta phải trân trọng từng chút, từng đốm lửa nhỏ. Với những tiền đề đó, chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai của ca trù./.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Phương Mai (Vietnam+)