Nghệ nhân hiếm hoi gìn giữ tinh hoa nghề của đất Thăng Long

Nghệ nhân Quách Tuấn Anh (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) được coi là 'của hiếm' cuối cùng trong làng nghề đậu bạc Định Công, một trong tứ trụ tinh hoa của làng nghề Thăng Long xưa.
Nghệ nhân Quách Tuấn Anh được cho là một trong những nghệ nhân cuối cùng 'giữ lửa' làng nghề đậu bạc Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vốn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng Luật và Quản trị kinh doanh, nhưng anh đã lựa chọn rẽ ngang, trở về với nghề truyền thống đậu bạc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Sinh ra trong một gia đình truyền thống, có bố là nghệ nhân Quách Văn Trường, ngay từ nhỏ Quách Tuấn Anh đã được tiếp xúc với các công đoạn để tạo ra sản phẩm đậu bạc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nghệ nhân 43 tuổi trước đây không hề có ý định theo nghề của cha ông vì công việc này mất rất nhiều công sức. Người thợ bạc cần hết sức kiên trì, tỉ mỉ mới có thể hoàn thiện một sản phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thời điểm năm 2003, vì chỉ có duy nhất nghệ nhân Quách Văn Trường làm nghề nên nhiều đơn hàng bị từ chối. Tuấn Anh nhận thấy đây là cơ hội để phát triển làng nghề nên quyết tâm nối nghiệp cha ông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chia sẻ về đất nghề được mệnh danh là 'tứ nghệ tinh' trên đất Thăng Long xưa, nghệ nhân Tuấn Anh nói về sự tỉ mỉ, kỳ công trong từng công đoạn. Để làm ra một sản phẩm đậu bạc hoàn chỉnh, sau khi nấu rồi đúc thành các thanh bạc, đưa qua máy cán, cán thành các sợi bạc nhỏ hơn, rồi đưa vào bàn kép có các lỗ từ to đến nhỏ để tạo ra sợi nhỏ như sợi chỉ khâu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Từ sợi bạc đó, người thợ se sợi bạc lại với nhau sau đó làm ra các chi tiết để đậu bạc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nghề đậu bạc biểu trưng cho sự tinh xảo của nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngoài đôi bàn tay khéo léo, người thợ đậu bạc phải có con mắt thẩm mỹ cao và sự kiên nhẫn mới có thể làm được một tác phẩm hoàn hảo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Việc người thợ cảm nhận độ nóng khi đậu bạc rất quan trọng, bởi sản phẩm được ghép từ những chi tiết thường rất nhỏ, nếu quá nhiệt, bạc sẽ bị nóng chảy. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nếu nhiệt chưa đủ, người thợ sẽ khó nắn chỉnh các chi tiết hoặc có thể làm hỏng ngay sản phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nghệ nhân Quách Tuấn Anh cho biết, chặng đường hơn 20 năm gắn bó với nghề luôn là những lần rút kinh nghiệm để tạo cảm nhận của người thợ về nhiệt độ khi đậu bạc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những sản phẩm mang biểu tượng truyền thống với những hoa văn kết từ sợi bạc nhỏ như sợi tóc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hay những sản phẩm được cấu thành từ hàng nghìn chi tiết, thể hiện rõ nét sự kì công và tinh xảo của nghề đậu bạc Định Công. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thành phẩm đậu bạc Tháp Rùa - một biểu tượng của Hà Nội. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dưới mái đền thở tổ nghề đậu bạc, nghệ nhân Quách Tuấn Anh cùng những người thợ bạc vẫn hằng ngày miệt mài giữ gìn một trong 'tứ trụ tinh hoa' làng nghề trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục