Sáng 23/10, tại thành phố Vinh, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 2 bị cáo Ngô Văn Khởi, sinh ngày 10/10/1960 và Nguyễn Văn Hải, sinh ngày 10/7/1970, đều thường trú tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An bị truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng.”
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa là ông Vi Văn Chắt, Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng thời gian từ 19 giờ ngày 22/5 đến 0 giờ ngày 23/5, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã kích động, xúi giục người khác bắt giữ, đánh đập các cán bộ công an huyện Nghi Lộc và công an tỉnh Nghệ An khi họ đang thi hành nhiệm vụ; hủy hoại tài sản của cán bộ công an và tài sản của Nhà nước; đồng thời hô hào các đối tượng khác đến nhà ông Đậu Văn Sơn (Xã đội trưởng xã Nghi Phương) đập phá tài sản, đe dọa sức khỏe, tính mạng gia đình ông Sơn; gây huyên náo cả một vùng dân cư yên tĩnh trên trục đường Tỉnh lộ 534 và các trục đường liên xã; trực tiếp gây ách tắc giao thông trong khu vực và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sinh hoạt bình thường của nhân dân, trong đó có số đông đồng bào công giáo Giáo họ Trại Gáo cũng như các họ khác trong Giáo xứ Mỹ Yên.
Hành vi của Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đều thừa nhận hành vi của mình như cáo trạng truy tố và nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, phạm tội do các bị cáo từ chỗ bị lôi kéo đã kích động, xúi giục chống lại các cán bộ công an khi họ đang thi hành nhiệm vụ.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra; căn cứ vào kết quả tranh luận, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử kết luận các bị cáo phạm tội “Gây rối trật tự công cộng,” vi phạm điểm c, d, khoản 2, Điều 245, Bộ luật Hình sự như cáo trạng truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật.
Trong vụ án này, bị cáo Ngô Văn Khởi là người đã hô hào kích động và cùng các đối tượng khác chặn bắt, đánh đập ông Trần Văn Nhung, cán bộ công an và lôi kéo các đối tượng khác đến nhà ông Đậu Văn Sơn để đập phá tài sản nên phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn bị cáo Nguyễn Văn Hải.
[Vụ kích động, gây rối ở Nghệ An: Hải, Khởi nhận tội]
Hội đồng xét xử nhận định với hành vi như vậy lẽ ra phải áp dụng mức hình phạt tù khởi điểm của khoản 2, điều 245, Bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo, tuy nhiên xét trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đã nhận ra lỗi lầm, khai báo thật thà, ăn năn hối cải.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử thấy các bị cáo phạm tội một phần do nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, do đó giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt Ngô Văn Khởi 7 tháng tù, Nguyễn Văn Hải 6 tháng tù; thời hạn tù của các bị cáo tính từ ngày 27/6.
Đối với các hành vi “bắt giữ người trái pháp luật,” “cố ý gây thương tích,” “hủy hoại tài sản,” cơ quan điều tra sẽ tách ra để xử lý riêng, do đó các vật chứng, yêu cầu bồi thường sẽ được xử lý theo vụ án tách ra./.
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa là ông Vi Văn Chắt, Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng thời gian từ 19 giờ ngày 22/5 đến 0 giờ ngày 23/5, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã kích động, xúi giục người khác bắt giữ, đánh đập các cán bộ công an huyện Nghi Lộc và công an tỉnh Nghệ An khi họ đang thi hành nhiệm vụ; hủy hoại tài sản của cán bộ công an và tài sản của Nhà nước; đồng thời hô hào các đối tượng khác đến nhà ông Đậu Văn Sơn (Xã đội trưởng xã Nghi Phương) đập phá tài sản, đe dọa sức khỏe, tính mạng gia đình ông Sơn; gây huyên náo cả một vùng dân cư yên tĩnh trên trục đường Tỉnh lộ 534 và các trục đường liên xã; trực tiếp gây ách tắc giao thông trong khu vực và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sinh hoạt bình thường của nhân dân, trong đó có số đông đồng bào công giáo Giáo họ Trại Gáo cũng như các họ khác trong Giáo xứ Mỹ Yên.
Hành vi của Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đều thừa nhận hành vi của mình như cáo trạng truy tố và nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, phạm tội do các bị cáo từ chỗ bị lôi kéo đã kích động, xúi giục chống lại các cán bộ công an khi họ đang thi hành nhiệm vụ.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra; căn cứ vào kết quả tranh luận, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử kết luận các bị cáo phạm tội “Gây rối trật tự công cộng,” vi phạm điểm c, d, khoản 2, Điều 245, Bộ luật Hình sự như cáo trạng truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật.
Trong vụ án này, bị cáo Ngô Văn Khởi là người đã hô hào kích động và cùng các đối tượng khác chặn bắt, đánh đập ông Trần Văn Nhung, cán bộ công an và lôi kéo các đối tượng khác đến nhà ông Đậu Văn Sơn để đập phá tài sản nên phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn bị cáo Nguyễn Văn Hải.
[Vụ kích động, gây rối ở Nghệ An: Hải, Khởi nhận tội]
Hội đồng xét xử nhận định với hành vi như vậy lẽ ra phải áp dụng mức hình phạt tù khởi điểm của khoản 2, điều 245, Bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo, tuy nhiên xét trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đã nhận ra lỗi lầm, khai báo thật thà, ăn năn hối cải.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử thấy các bị cáo phạm tội một phần do nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, do đó giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt Ngô Văn Khởi 7 tháng tù, Nguyễn Văn Hải 6 tháng tù; thời hạn tù của các bị cáo tính từ ngày 27/6.
Đối với các hành vi “bắt giữ người trái pháp luật,” “cố ý gây thương tích,” “hủy hoại tài sản,” cơ quan điều tra sẽ tách ra để xử lý riêng, do đó các vật chứng, yêu cầu bồi thường sẽ được xử lý theo vụ án tách ra./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)