Hiện nay, tình trạng khai thác vàng sa khoáng tại các huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An trở nên phức tạp, gây bức xúc cho nhiều hộ dân.
Tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, hàng trăm người dân đã tổ chức ra đẩy đuổi 2 tàu khai thác vàng ra khỏi khu vực vì cho rằng chính việc khai thác vàng không đúng quy định đã làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở 2 bên bờ sông Hiếu.
Theo nhiều người dân cho biết, một số doanh nghiệp khai thác không đúng quy định làm biến đổi dòng chảy của các con sông trên địa bàn, gây khó khăn cho giao thông đường thủy, làm sạt lở 2 bên bờ sông và gây ô nhiễm môi trường.
Tình trạng đó đã được người dân kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Được biết, nguyên nhân chính làm cho việc khai thác vàng “ồ ạt” trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An là do vàng sa khoáng là loại có giá trị kinh tế cao, phân bố nhiều ở các huyện miền núi Nghệ An.
Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin ông Lô Văn Ối cùng 8 người khác ở huyện Tương Dương khai thác được cục vàng 2,1 kg tại bản Khe Bu, xã Yên Hòa, càng “kích thích” nhiều đối tượng đi khai thác vàng.
Tổ chức khai thác vàng sa khoáng tại huyện Tương Dương hiện nay có Doanh nghiệp tư nhân Hữu Yến, Công ty cổ phần Hợp Vinh và Công ty cổ phần Golf Nghệ An. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn khai thác tại huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn; Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hải Long khai thác tại huyện Kỳ Sơn...
Để hạn chế tình trạng khai thác vàng sa khoáng không đúng quy định tại các huyện miền núi, tỉnh Nghệ An đang tập trung chấn chỉnh và quyết tâm trong năm 2010 lập lại trật tự trong khai thác nguồn tài nguyên này.
Theo đó, tỉnh chỉ đạo ngành Tài nguyên môi trường phối hợp với các huyện giám sát các hoạt động khai thác đối với các doanh nghiệp được cấp phép để phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định, yêu cầu các doanh nghiệp khi khai thác xong phải đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường theo quy định.
Công an các địa phương tiến hành kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn tình trạng đưa ồ ạt lao động chưa qua đào tạo vào địa phương để khai thác vàng./.
Tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, hàng trăm người dân đã tổ chức ra đẩy đuổi 2 tàu khai thác vàng ra khỏi khu vực vì cho rằng chính việc khai thác vàng không đúng quy định đã làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở 2 bên bờ sông Hiếu.
Theo nhiều người dân cho biết, một số doanh nghiệp khai thác không đúng quy định làm biến đổi dòng chảy của các con sông trên địa bàn, gây khó khăn cho giao thông đường thủy, làm sạt lở 2 bên bờ sông và gây ô nhiễm môi trường.
Tình trạng đó đã được người dân kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Được biết, nguyên nhân chính làm cho việc khai thác vàng “ồ ạt” trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An là do vàng sa khoáng là loại có giá trị kinh tế cao, phân bố nhiều ở các huyện miền núi Nghệ An.
Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin ông Lô Văn Ối cùng 8 người khác ở huyện Tương Dương khai thác được cục vàng 2,1 kg tại bản Khe Bu, xã Yên Hòa, càng “kích thích” nhiều đối tượng đi khai thác vàng.
Tổ chức khai thác vàng sa khoáng tại huyện Tương Dương hiện nay có Doanh nghiệp tư nhân Hữu Yến, Công ty cổ phần Hợp Vinh và Công ty cổ phần Golf Nghệ An. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn khai thác tại huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn; Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hải Long khai thác tại huyện Kỳ Sơn...
Để hạn chế tình trạng khai thác vàng sa khoáng không đúng quy định tại các huyện miền núi, tỉnh Nghệ An đang tập trung chấn chỉnh và quyết tâm trong năm 2010 lập lại trật tự trong khai thác nguồn tài nguyên này.
Theo đó, tỉnh chỉ đạo ngành Tài nguyên môi trường phối hợp với các huyện giám sát các hoạt động khai thác đối với các doanh nghiệp được cấp phép để phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định, yêu cầu các doanh nghiệp khi khai thác xong phải đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường theo quy định.
Công an các địa phương tiến hành kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn tình trạng đưa ồ ạt lao động chưa qua đào tạo vào địa phương để khai thác vàng./.
Nguyễn Văn Nhật (Vietnam+)