Đến trưa 30/9, có 4.002 phương tiện đánh bắt thủy sản trên biển với 23.128 lao động của tỉnh Nghệ An đã vào tránh trú bão an toàn.
Tại các vùng ven biển trong tỉnh Nghệ An cũng có 90 phương tiện với 523 lao động của các tỉnh khác đến neo đậu, tránh trú bão. Tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để các phương tiện ngoài tỉnh đến địa phương tránh trú bão.
Do mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang đầy, một số hồ đập xây dựng lâu năm, nguy cơ không an toàn khi có mưa lũ xảy ra nên cán bộ kỹ thuật thủy lợi phối hợp với các địa phương tiến hành các biện pháp kỹ thuật để xử lý, đảm bảo an toàn cho các hồ đập.
Trong đó, các hồ có dung tích lớn, như Sông Sào, Vực Mấu đã thực hiện phương án xả tràn sâu; đập Đá Hàn, Nghi Công, Khe Làng đã cho xử lý bằng cách hạ tràn hoặc mở rộng tràn sự cố.
Công ty thủy lợi Nam và Bắc Nghệ An cũng huy động thêm lực lượng, phương tiện vận hành các cống tiêu quan trọng, như Bến Thủy, Nghi Quang, Rào Đừng, Diễn Thành, Diễn Thủy và các cống tiêu ven biển theo phương châm “gạn triều tiêu úng”.
Đến sáng 30/9, Nghệ An đã gặt xong lúa hè thu và thu hoạch xong tôm vụ 1, cá vụ 1 và vụ 2. Hiện còn 500ha tôm vụ 2 và 3.500ha cá lúa, 8.000ha ao cá vụ 3 chưa thu hoạch.
Ngành nông nghiệp Nghệ An đang phối hợp với các địa phương chỉ đạo nông dân khẩn trương thu hoạch lúa hè thu – mùa sớm theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, đồng thời có biện pháp bảo vệ an toàn các ao hồ nuôi trồng thủy sản, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.
Rút kinh nghiệm đợt mưa lũ vừa qua, mặc dù không đổ bộ vào Nghệ An nhưng vẫn gây thiệt hại lớn về người, hoa màu, tài sản, tỉnh Nghệ An phân công cụ thể trách nhiệm của lãnh đạo từng ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, đi cơ sở phòng chống bão; bố trí lực lượng cấm đường tại các khu vực đường có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, kiên quyết không cho người và xe qua lại.
Tại các khu vực dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá ở huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã lên phương án di dời dân khi gặp tình huống phức tạp của bão lũ./.
Tại các vùng ven biển trong tỉnh Nghệ An cũng có 90 phương tiện với 523 lao động của các tỉnh khác đến neo đậu, tránh trú bão. Tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để các phương tiện ngoài tỉnh đến địa phương tránh trú bão.
Do mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang đầy, một số hồ đập xây dựng lâu năm, nguy cơ không an toàn khi có mưa lũ xảy ra nên cán bộ kỹ thuật thủy lợi phối hợp với các địa phương tiến hành các biện pháp kỹ thuật để xử lý, đảm bảo an toàn cho các hồ đập.
Trong đó, các hồ có dung tích lớn, như Sông Sào, Vực Mấu đã thực hiện phương án xả tràn sâu; đập Đá Hàn, Nghi Công, Khe Làng đã cho xử lý bằng cách hạ tràn hoặc mở rộng tràn sự cố.
Công ty thủy lợi Nam và Bắc Nghệ An cũng huy động thêm lực lượng, phương tiện vận hành các cống tiêu quan trọng, như Bến Thủy, Nghi Quang, Rào Đừng, Diễn Thành, Diễn Thủy và các cống tiêu ven biển theo phương châm “gạn triều tiêu úng”.
Đến sáng 30/9, Nghệ An đã gặt xong lúa hè thu và thu hoạch xong tôm vụ 1, cá vụ 1 và vụ 2. Hiện còn 500ha tôm vụ 2 và 3.500ha cá lúa, 8.000ha ao cá vụ 3 chưa thu hoạch.
Ngành nông nghiệp Nghệ An đang phối hợp với các địa phương chỉ đạo nông dân khẩn trương thu hoạch lúa hè thu – mùa sớm theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, đồng thời có biện pháp bảo vệ an toàn các ao hồ nuôi trồng thủy sản, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.
Rút kinh nghiệm đợt mưa lũ vừa qua, mặc dù không đổ bộ vào Nghệ An nhưng vẫn gây thiệt hại lớn về người, hoa màu, tài sản, tỉnh Nghệ An phân công cụ thể trách nhiệm của lãnh đạo từng ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, đi cơ sở phòng chống bão; bố trí lực lượng cấm đường tại các khu vực đường có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, kiên quyết không cho người và xe qua lại.
Tại các khu vực dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá ở huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã lên phương án di dời dân khi gặp tình huống phức tạp của bão lũ./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)