Cồn Hến là vùng bãi bồi rộng vài chục ha nằm giữa sông Hương (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đoạn thôn Vĩ Dạ nhìn sang. Ở đây, ngoài món cơm hến nổi tiếng, còn có món chè bắp (ngô) hấp dẫn.
Người dân Cồn Hến trồng ngô gần như quanh năm (trừ ba tháng cuối năm do lũ lụt). ngô vùng này thơm ngon, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Người ta nấu chè bắp sẽ phải chọn thứ ngô không non mà cũng không quá già. Sau khi lột vỏ ngô, dùng dao hai lưỡi thật sắc thái mỏng ngô; cùi ngô còn lại không bỏ đi mà đem luộc để lấy nước nấu chè.
Ngô thái mỏng cho vào nồi đun sôi, khuấy đều liên tục trong một giờ đồng hồ đến khi ngô chín cho đường kính vào khuấy đều (lượng đường cho vừa, không nhạt và cũng không ngọt quá).
Thứ được cho thêm vào món chè bắp là nước cốt dừa trắng như sữa, thơm lừng. Chính vì vậy, ai đã từng một lần được thưởng thức món chè bắp Cồn Hến thì nhớ mãi không quên.
Những người cao niên ở Cồn Hến cho rằng bãi bồi phù sa màu mỡ nằm giữa dòng Hương trong xanh từ lâu đã nổi tiếng với giống ngô nếp mà dân gian vẫn gọi là ngô Cồn - loại ngô trái nhỏ, quả không nhiều như những giống ngô khác nhưng rất đặc biệt bởi màu vàng mỡ gà, vị ngọt, thơm và dẻo mềm đến lạ.
Tuy nhiên, loại ngô làm nên đặc sản chè bắp Cồn Hến nổi tiếng một thời của Huế cũng bị thoái hóa dần.
Hơn 10 năm nay, phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Nông Lâm Huế đã nỗ lực bảo tồn được giống ngô nếp Cồn Hến, mang lại "tiếng thơm" cho món chè bắp.
Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo được những dòng thuần từ giống ngô nếp Cồn Hến và dùng những dòng thuần ấy lai với các dòng được tách từ giống ngô nếp Phú Yên để tạo ra những tổ hợp lai có năng suất cao gấp hai lần giống ngô nếp Cồn Hến nhưng vẫn giữ được đặc điểm quý của giống ngô này.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh lý giải: "Sở dĩ có việc lai ngô nếp Cồn Hến với giống ngô nếp Phú Yên vì trong khi những giống ngô nếp khác có hạt màu trắng thì giống ngô nếp Phú Yên cũng có hạt màu vàng mỡ gà đặc trưng rất đẹp như giống ngô nếp Cồn Hến.
Trong khi đó, ngô nếp Phú Yên còn có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp Cồn Hến, đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Sau khi lai tạo sẽ tạo nên giống ngô nếp vừa mang được những đặc điểm nguyên dạng, đồng thời giữ được quỹ gen quý hiếm của giống ngô nếp Cồn Hến".
Thành công trong việc phục tráng giống ngô nếp Cồn Hến của phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh và các đồng nghiệp, với những hạt ngô nếp dẻo thơm Cồn Hến rồi đây sẽ có mặt không chỉ trong những món ăn dân dã mà cả những món ăn cầu kỳ phục vụ du khách bốn phương vào các dịp lễ, tết./.
Người dân Cồn Hến trồng ngô gần như quanh năm (trừ ba tháng cuối năm do lũ lụt). ngô vùng này thơm ngon, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Người ta nấu chè bắp sẽ phải chọn thứ ngô không non mà cũng không quá già. Sau khi lột vỏ ngô, dùng dao hai lưỡi thật sắc thái mỏng ngô; cùi ngô còn lại không bỏ đi mà đem luộc để lấy nước nấu chè.
Ngô thái mỏng cho vào nồi đun sôi, khuấy đều liên tục trong một giờ đồng hồ đến khi ngô chín cho đường kính vào khuấy đều (lượng đường cho vừa, không nhạt và cũng không ngọt quá).
Thứ được cho thêm vào món chè bắp là nước cốt dừa trắng như sữa, thơm lừng. Chính vì vậy, ai đã từng một lần được thưởng thức món chè bắp Cồn Hến thì nhớ mãi không quên.
Những người cao niên ở Cồn Hến cho rằng bãi bồi phù sa màu mỡ nằm giữa dòng Hương trong xanh từ lâu đã nổi tiếng với giống ngô nếp mà dân gian vẫn gọi là ngô Cồn - loại ngô trái nhỏ, quả không nhiều như những giống ngô khác nhưng rất đặc biệt bởi màu vàng mỡ gà, vị ngọt, thơm và dẻo mềm đến lạ.
Tuy nhiên, loại ngô làm nên đặc sản chè bắp Cồn Hến nổi tiếng một thời của Huế cũng bị thoái hóa dần.
Hơn 10 năm nay, phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Nông Lâm Huế đã nỗ lực bảo tồn được giống ngô nếp Cồn Hến, mang lại "tiếng thơm" cho món chè bắp.
Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo được những dòng thuần từ giống ngô nếp Cồn Hến và dùng những dòng thuần ấy lai với các dòng được tách từ giống ngô nếp Phú Yên để tạo ra những tổ hợp lai có năng suất cao gấp hai lần giống ngô nếp Cồn Hến nhưng vẫn giữ được đặc điểm quý của giống ngô này.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh lý giải: "Sở dĩ có việc lai ngô nếp Cồn Hến với giống ngô nếp Phú Yên vì trong khi những giống ngô nếp khác có hạt màu trắng thì giống ngô nếp Phú Yên cũng có hạt màu vàng mỡ gà đặc trưng rất đẹp như giống ngô nếp Cồn Hến.
Trong khi đó, ngô nếp Phú Yên còn có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp Cồn Hến, đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Sau khi lai tạo sẽ tạo nên giống ngô nếp vừa mang được những đặc điểm nguyên dạng, đồng thời giữ được quỹ gen quý hiếm của giống ngô nếp Cồn Hến".
Thành công trong việc phục tráng giống ngô nếp Cồn Hến của phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Minh và các đồng nghiệp, với những hạt ngô nếp dẻo thơm Cồn Hến rồi đây sẽ có mặt không chỉ trong những món ăn dân dã mà cả những món ăn cầu kỳ phục vụ du khách bốn phương vào các dịp lễ, tết./.
Quốc Việt (Vietnam+)