Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư

Hàng trăm người dân đã có mặt từ sớm tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia để chờ đến lượt viếng trong ngày Quốc tang thứ 2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 1.jpg
Trong ngày Quốc tang 26/7, từ rạng sáng đã có hàng dài người dân xếp hàng tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia Lê Thánh Tông (Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 2.jpg
Theo thông báo của lực lượng an ninh tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia, từ 7 giờ cùng ngày, người dân sẽ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ngay từ sớm, hàng trăm người đã xếp hàng để chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 3.jpg
Trong ngày 25/7, mặc dù lực lượng chức năng đã nới giờ viếng đến 24 giờ đêm nhưng vẫn còn hàng ngàn người dân vẫn chưa có cơ hội được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 4.jpg
Đông đảo người dân từ nhiều địa phương đã xếp hàng sẵn sàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 5.jpg
Người dân trang nghiêm xếp hàng, đợi đến lượt vào viếng. Có những người vượt cả trăm, cả nghìn cây số. Họ thuộc tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tuổi tác, vùng miền. Tất cả đều mang theo tấm lòng biết ơn, thành kính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 6.jpg
Những người dân có mặt tại nhà tang lễ hôm nay đều cảm thấy vinh dự và tự hào, vì được đại diện cho gần 100 triệu người dân Việt Nam được thắp lên một nén tâm hương gửi tới Tổng Bí thư. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 7.jpg
Các tuyến phố xung quanh khu vực Nhà tang lễ Quốc gia đều tập trung nhiều người dân xếp hàng đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 8.jpg
Một người dân buồn bã về sự ra đi của người lãnh đạo đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 9.jpg
Theo thông báo từ lực lượng an ninh, người dân có nguyện vọng dự lễ viếng cần mang theo căn cước công dân gắn chip quét qua máy QR code hoặc đăng ký qua ứng dụng VNeID để làm thủ tục tại các chốt kiểm soát. Lực lượng an ninh lưu ý, người dân đến viếng cần có trang phục phù hợp, không mang theo túi xách, vòng hoa... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 12.jpg
Cô Vũ Thị Thanh (Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư. Cô Thanh cho biết mình xếp hàng đến 12 giờ đêm chưa đến lượt nên từ 2 giờ sáng đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 11.jpg
Cô Đỗ Tuyết Minh (61 tuổi) đến từ Vũng Tàu đã cùng chồng mình đặt chuyến bay gấp từ 8 giờ đêm 25/7 ra Hà Nội. Cô Minh cho hay 12 giờ đêm tới viếng nhưng đông quá nên 3 giờ sáng hai vợ chồng đã có mặt chờ vào viếng Tổng Bí thư. "Từ hôm biết Tổng Bí thư từ trần tôi khóc suốt. Cả gia đình tôi rất biết ơn và cảm phục Tổng Bí thư, những điều ông làm khiến mình cảm thấy rất xúc động. Tôi và chồng mình sẽ ở lại đến lễ truy điệu để tiễn ông đi nốt chặng đường cuối cùng." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 10.jpg
Trong dòng người xếp hàng trên đường Trần Hưng Đạo có ông Nguyễn Văn Quế đến từ Mê Linh, Hà Nội. Ông Quế cho biết mình có mặt tại đây từ 3 giờ sáng nhưng đã có nhiều người dân đứng xếp hàng từ trước. "Là một người dân, người cựu chiến binh tôi rất cảm phục trước tấm lòng của Tổng Bí thư vì nhân dân vì đất nước. Tôi đến đây với niềm mong mỏi được gặp Tổng Bí thư lần cuối." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_xep hang cho vieng Tong bi thu 13.jpg
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra từ 13 giờ thứ Sáu, ngày 26/7/2024. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
lms1.jpg
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, thầy giáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm lớp 10 trường Nguyễn Gia Thiều đến viếng học trò và ghi sổ tang tại quê nhà ở Đông Anh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
lms.jpg
Cô giáo Đặng Thị Phúc (người ngồi xe lăn), người đã dạy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm lớp 4 đến viếng học trò. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
lms2.jpg
“Trọng ốm, tôi không đến thăm được. Anh ấy mất tôi cũng không được nhìn mặt lần cuối. Tôi coi Trọng như người em út nên xót xa như vừa mất đi một người ruột thịt, tôi tiếc thương một người lãnh đạo liêm khiết, thương dân,” bà Đặng Thị Phúc chia sẻ về người học trò "áo nâu chân đất" của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục