Người làm báo thời nay có nhiều lợi thế tác nghiệp hơn một phần là nhờ được các phương tiện công nghệ điện tử hỗ trợ đắc lực. Song, họ cũng vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ về thời gian mà còn phải cạnh tranh cả những thông tin “nóng, độc” để hút độc giả.
“Cuộc đua” này vô hình chung tạo ra áp lực cho những người đang gánh trên vai sứ mạng truyền tải, cập nhật mọi tin tức về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí... cho công chúng. Và, áp lực làm thế nào cho “tròn vai” không phải nhà báo nào, tòa soạn nào cũng vượt qua!
Thế mới có chuyện các báo mạng điện tử kiện cáo nhau ủm tỏi vì báo nọ “thuổng” tin, bài báo kia một cách trắng trợn, vô tội vạ mà không hề xin phép, dẫn đến nhiều tờ báo đăng trùng lặp nhiều thông tin. Mà rõ ràng theo Luật Sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm bản quyền tác giả, không chỉ gây bức xúc cho chính những người trực tiếp sản xuất ra các tác phẩm báo chí mà còn cho cả độc giả.
[VietnamPlus “tuyên chiến” với nạn ăn cắp bản quyền]
Làm dậy sóng vấn đề vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí này phải kể đến vụ lùm xùm giữa Báo Năng lượng Mới (Petrotimes) và trang tổng hợp thông tin baomoi.com hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Cũng từ câu chuyện này mà sau đó làng báo mới có dịp cùng nhau nhìn lại hoạt động nghề nghiệp của mình. Thế nhưng sự việc chỉ đủ làm rúng động dư luận một thời gian rồi đâu lại hoàn đó! Bởi chỉ cần chăm đọc báo, lướt web mỗi ngày, bạn đọc vẫn dễ dàng nhận ra các báo điện tử lấy bài của nhau nhan nhản.
Không chỉ lấy bài của đồng nghiệp, nhiều phóng viên chuyên mảng giải trí còn phát kiến ra phương thức tác nghiệp mới là “cuỗm” những chia sẻ, tâm tư của các nghệ sỹ về làm bài mà không hề được khổ chủ cho phép thay vì đến gặp phỏng vấn trực tiếp nhân vật.
Mới đây nhất phải kể đến vụ việc một số trang mạng lấy những thông tin, hình ảnh riêng tư của bé Thiện Thanh (con gái Nhạc sỹ Quốc Trung và ca sỹ Thanh Lam) và cả những chia sẻ của chính Quốc Trung trên facebook khiến vị nhạc sỹ “Đường xa vạn dặm” khá bức xúc.
Cách mà anh đáp trả lại một số phóng viên giải trí chuyên “anh hùng núp” này là tuyên bố ngay trên hình ảnh bìa facebook: “Đây là chỗ tôi chia sẻ cảm xúc với bạn bè. Đề nghị các anh chị phóng viên không trích dẫn hay lấy thông tin ở đây. Tôi sẵn sàng giúp đỡ và trả lời phỏng vấn cho các anh chị. Nhưng chỉ khi tôi chính thức trả lời thì thông tin mới có giá trị. Rất mong các anh chị tôn trọng sự riêng tư và hợp tác một cách văn hóa.”
[Quốc Trung: Tôi đã cay cú vì để lọt nhiều "cá lớn"]
Thậm chí, đáng buồn hơn và “cao tay” hơn như một tờ báo điện tử thuộc loại “lão làng” và uy tín ở Việt Nam, luôn có lượng độc giả cao nhất, ngay trong ngày hôm nay (19/6) đã bị cộng đồng mạng phát hiện “xào” lại đến hơn 90% nội dung một bài viết từ báo in đã đăng vài hôm trước.
Thực tế buồn ấy vẫn tiếp diễn trong khi hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong luật Báo chí của chúng ta đã tương đối đầy đủ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nhiều người làm nghề dường như vẫn chỉ đi bên cạnh Luật chứ chưa có ý thức thực thi!
Hạn chế này, như ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định với phóng viên Vietnam+ mới đây, trước hết là do nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan của cả chủ thể quyền và người khai thác, sử dụng quyền còn chưa đầy đủ và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả của người sử dụng, khai thác tác phẩm còn chưa nghiêm chỉnh.
Vậy làm thế nào để sớm khắc phục tình trạng này? Theo ông Vũ Ngọc Hoan, việc cần làm ngay và làm đồng bộ là tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan để nâng cao nhận thức của mọi đối tượng đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan một cách đồng bộ.
Ngoài ra, trong môi trường số và Internet ngày càng phát triển như vũ bão hiện nay cũng cần thiết phải điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường này cho phù hợp để đảm bảo công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan hiệu quả hơn, khả thi hơn./.
“Cuộc đua” này vô hình chung tạo ra áp lực cho những người đang gánh trên vai sứ mạng truyền tải, cập nhật mọi tin tức về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí... cho công chúng. Và, áp lực làm thế nào cho “tròn vai” không phải nhà báo nào, tòa soạn nào cũng vượt qua!
Thế mới có chuyện các báo mạng điện tử kiện cáo nhau ủm tỏi vì báo nọ “thuổng” tin, bài báo kia một cách trắng trợn, vô tội vạ mà không hề xin phép, dẫn đến nhiều tờ báo đăng trùng lặp nhiều thông tin. Mà rõ ràng theo Luật Sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm bản quyền tác giả, không chỉ gây bức xúc cho chính những người trực tiếp sản xuất ra các tác phẩm báo chí mà còn cho cả độc giả.
[VietnamPlus “tuyên chiến” với nạn ăn cắp bản quyền]
Làm dậy sóng vấn đề vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí này phải kể đến vụ lùm xùm giữa Báo Năng lượng Mới (Petrotimes) và trang tổng hợp thông tin baomoi.com hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Cũng từ câu chuyện này mà sau đó làng báo mới có dịp cùng nhau nhìn lại hoạt động nghề nghiệp của mình. Thế nhưng sự việc chỉ đủ làm rúng động dư luận một thời gian rồi đâu lại hoàn đó! Bởi chỉ cần chăm đọc báo, lướt web mỗi ngày, bạn đọc vẫn dễ dàng nhận ra các báo điện tử lấy bài của nhau nhan nhản.
Không chỉ lấy bài của đồng nghiệp, nhiều phóng viên chuyên mảng giải trí còn phát kiến ra phương thức tác nghiệp mới là “cuỗm” những chia sẻ, tâm tư của các nghệ sỹ về làm bài mà không hề được khổ chủ cho phép thay vì đến gặp phỏng vấn trực tiếp nhân vật.
Mới đây nhất phải kể đến vụ việc một số trang mạng lấy những thông tin, hình ảnh riêng tư của bé Thiện Thanh (con gái Nhạc sỹ Quốc Trung và ca sỹ Thanh Lam) và cả những chia sẻ của chính Quốc Trung trên facebook khiến vị nhạc sỹ “Đường xa vạn dặm” khá bức xúc.
Cách mà anh đáp trả lại một số phóng viên giải trí chuyên “anh hùng núp” này là tuyên bố ngay trên hình ảnh bìa facebook: “Đây là chỗ tôi chia sẻ cảm xúc với bạn bè. Đề nghị các anh chị phóng viên không trích dẫn hay lấy thông tin ở đây. Tôi sẵn sàng giúp đỡ và trả lời phỏng vấn cho các anh chị. Nhưng chỉ khi tôi chính thức trả lời thì thông tin mới có giá trị. Rất mong các anh chị tôn trọng sự riêng tư và hợp tác một cách văn hóa.”
[Quốc Trung: Tôi đã cay cú vì để lọt nhiều "cá lớn"]
Thậm chí, đáng buồn hơn và “cao tay” hơn như một tờ báo điện tử thuộc loại “lão làng” và uy tín ở Việt Nam, luôn có lượng độc giả cao nhất, ngay trong ngày hôm nay (19/6) đã bị cộng đồng mạng phát hiện “xào” lại đến hơn 90% nội dung một bài viết từ báo in đã đăng vài hôm trước.
Thực tế buồn ấy vẫn tiếp diễn trong khi hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong luật Báo chí của chúng ta đã tương đối đầy đủ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nhiều người làm nghề dường như vẫn chỉ đi bên cạnh Luật chứ chưa có ý thức thực thi!
Hạn chế này, như ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định với phóng viên Vietnam+ mới đây, trước hết là do nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan của cả chủ thể quyền và người khai thác, sử dụng quyền còn chưa đầy đủ và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả của người sử dụng, khai thác tác phẩm còn chưa nghiêm chỉnh.
Vậy làm thế nào để sớm khắc phục tình trạng này? Theo ông Vũ Ngọc Hoan, việc cần làm ngay và làm đồng bộ là tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan để nâng cao nhận thức của mọi đối tượng đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan một cách đồng bộ.
Ngoài ra, trong môi trường số và Internet ngày càng phát triển như vũ bão hiện nay cũng cần thiết phải điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường này cho phù hợp để đảm bảo công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan hiệu quả hơn, khả thi hơn./.
ChiLê (Vietnam+)