Theo trang tin EurActiv, ngày càng có nhiều người Tây Ban Nha ghi tên tham gia các khóa học tiếng Đức, coi đây là cách để họ và tất nhiên là cả tiền của họ thoát được khỏi đất nước có nền kinh tế đang ngày càng sa sút.
Uwe Mohr, Giám đốc phụ trách về ngôn ngữ tại Viện Goethe ở Brussels, cho biết số người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xin vào các lớp học tiếng Đức tại Viện của ông tăng đột biến trong vòng hai năm qua, đặc biệt là tại các chi nhánh của Viện Goethe ở những nước này.
Ông nói rõ số người ghi tên xin học tiếng Đức tại Viện Goethe ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tăng từ 4.000 trong năm 2010 lên ước tính tới khoảng 7.000 người trong năm 2012. Tại chi nhánh của Viện tại Barcelona, số người ghi tên theo học tiếng Đức cũng tăng mạnh tính từ năm 2010 đến 2011.
Ông Mohr còn cho biết một số đại lý việc làm của Tây Ban Nha đã hợp tác với các doanh nghiệp Đức để cung cấp nhân công có bằng tiếng Đức trong một số lĩnh vực như kỹ sư và y tá.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tại Tây Ban Nha là hơn 50% thì việc ghi tên theo học các khóa tiếng Đức của thanh niên Tây Ban Nha có nghĩa là họ đang chấp nhận rủi ro, “đánh cược” để tìm cơ hội kiếm việc làm ở nước ngoài.
Nhật báo El Pais của Tây Ban Nha mới đây mô tả cảnh hàng người xếp hàng vòng quanh một khu nhà tại trung tâm của Valencia - thành phố lớn thứ ba của Tây Ban Nha – để chờ ghi tên vào các lớp học ngoại ngữ.
Ngoài chuyện khao khát được học tập, mong muốn của thế hệ thanh niên Tây Ban Nha học được ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba còn cho thấy họ đã mất lòng tin vào tương lai của đất nước. Và tại đây tiếng Đức đã vượt tiếng Anh trở thành ngoại ngữ được ưa chuộng nhất, vì để có được việc làm, biết tiếng Anh chưa đủ, những người xin việc cần phải có trình độ cao về tiếng Đức và 10 năm kinh nghiệm làm việc.
Cùng với việc học ngoại ngữ, người Tây Ban Nha hiện đang tìm cách chuyển tiền của họ sang các ngân hàng nước ngoài.
Báo cáo phân tích của tập đoàn dịch vụ tài chính Nomura viết: Tình trạng chảy máu ồ ạt nguồn vốn của Tây Ban Nha hiện nay còn nghiêm trọng hơn so với những gì diễn ra tại Indonesia trong thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á hồi cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Trong vòng ba tháng, tổng nguồn vốn đầu tư chảy khỏi Tây Ban Nha chiếm tới 52,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, gần gấp đôi mức thất thoát vốn cao nhất, 23% GDP, trong cuộc khủng hoảng tại châu Á.
Nhà kinh tế José García Montalvo, thuộc trường đại học Pompeu Fabra ở Barcelona, nhận định rằng hiện nay tại Tây Ban Nha thực tế có tồn tại tâm lý “hơi hoảng sợ.”
Ông cho biết: “Những người giàu có đã mang tiền của họ đi. Giờ đến lượt những người có nghề nghiệp và tầng lớp trung lưu cũng đang chuyển tiền của họ tới Đức hoặc Anh. Tình trạng này là hết sức đáng buồn.”./.
Uwe Mohr, Giám đốc phụ trách về ngôn ngữ tại Viện Goethe ở Brussels, cho biết số người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xin vào các lớp học tiếng Đức tại Viện của ông tăng đột biến trong vòng hai năm qua, đặc biệt là tại các chi nhánh của Viện Goethe ở những nước này.
Ông nói rõ số người ghi tên xin học tiếng Đức tại Viện Goethe ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tăng từ 4.000 trong năm 2010 lên ước tính tới khoảng 7.000 người trong năm 2012. Tại chi nhánh của Viện tại Barcelona, số người ghi tên theo học tiếng Đức cũng tăng mạnh tính từ năm 2010 đến 2011.
Ông Mohr còn cho biết một số đại lý việc làm của Tây Ban Nha đã hợp tác với các doanh nghiệp Đức để cung cấp nhân công có bằng tiếng Đức trong một số lĩnh vực như kỹ sư và y tá.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tại Tây Ban Nha là hơn 50% thì việc ghi tên theo học các khóa tiếng Đức của thanh niên Tây Ban Nha có nghĩa là họ đang chấp nhận rủi ro, “đánh cược” để tìm cơ hội kiếm việc làm ở nước ngoài.
Nhật báo El Pais của Tây Ban Nha mới đây mô tả cảnh hàng người xếp hàng vòng quanh một khu nhà tại trung tâm của Valencia - thành phố lớn thứ ba của Tây Ban Nha – để chờ ghi tên vào các lớp học ngoại ngữ.
Ngoài chuyện khao khát được học tập, mong muốn của thế hệ thanh niên Tây Ban Nha học được ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba còn cho thấy họ đã mất lòng tin vào tương lai của đất nước. Và tại đây tiếng Đức đã vượt tiếng Anh trở thành ngoại ngữ được ưa chuộng nhất, vì để có được việc làm, biết tiếng Anh chưa đủ, những người xin việc cần phải có trình độ cao về tiếng Đức và 10 năm kinh nghiệm làm việc.
Cùng với việc học ngoại ngữ, người Tây Ban Nha hiện đang tìm cách chuyển tiền của họ sang các ngân hàng nước ngoài.
Báo cáo phân tích của tập đoàn dịch vụ tài chính Nomura viết: Tình trạng chảy máu ồ ạt nguồn vốn của Tây Ban Nha hiện nay còn nghiêm trọng hơn so với những gì diễn ra tại Indonesia trong thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á hồi cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Trong vòng ba tháng, tổng nguồn vốn đầu tư chảy khỏi Tây Ban Nha chiếm tới 52,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, gần gấp đôi mức thất thoát vốn cao nhất, 23% GDP, trong cuộc khủng hoảng tại châu Á.
Nhà kinh tế José García Montalvo, thuộc trường đại học Pompeu Fabra ở Barcelona, nhận định rằng hiện nay tại Tây Ban Nha thực tế có tồn tại tâm lý “hơi hoảng sợ.”
Ông cho biết: “Những người giàu có đã mang tiền của họ đi. Giờ đến lượt những người có nghề nghiệp và tầng lớp trung lưu cũng đang chuyển tiền của họ tới Đức hoặc Anh. Tình trạng này là hết sức đáng buồn.”./.
Thái Vân /Brussels (Vietnam+)