Ở Đức, số người tự nguyện hiến tế bào tủy sống gốc để cứu giúp những người bị bệnh bạch cầu đang ngày càng gia tăng.
Riêng từ đầu năm tới nay đã có 406.349 người đăng ký xin hiến tế bào tủy sống gốc, một số lượng lớn chưa từng có.
Trung tâm đăng ký hiến tủy sống quốc gia (ZKRD) tại Ulm thông báo hiện ở Đức có tổng số 3,7 triệu người cần được cứu giúp bằng việc ủng hộ các tế bào gốc, phần lớn là những người bị bệnh bạch cầu.
ZKRD đã tổng kết cho biết hiện có 30 loại dữ liệu quyên hiến tại Trung tâm, trong đó riêng số người tự nguyện đăng ký cho tủy sống (DKMS) đã hơn 2 triệu người.
Phát ngôn viên của ZKRD khẳng định: "Đối với nhiều bệnh nhân, những người bị bệnh bạch cầu hoặc một bệnh ác tính về máu, việc cấy ghép các tế bào máu gốc là một cơ hội duy nhất có thể cứu được mạng sống".
Tuy nhiên, để tìm được "một nhà tài trợ" thích hợp là không đơn giản. Trung tâm phải tìm từ kho dữ liệu tất cả các nhà tài trợ tiềm năng có những thông số hoàn toàn tương thích với đòi hỏi của mỗi bệnh ung thư máu mới có thể cấy ghép thành công.
Trên thế giới có khoảng 14 triệu người sẵn sàng cung cấp "những tế bào gốc" này.
Có khoảng 80% bệnh nhân ung thư máu trong thời gian qua được các bác sĩ cứu sống nhờ nguồn các tế bào tủy sống gốc do các "nhà tài trợ" tự nguyện ủng hộ.
Thống kê cho biết, tại Đức, cứ 45 phút có một người mắc bệnh bạch cầu, trong đó, nạn nhân thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Thực tế cho thấy với việc kết hợp các mô tủy sống thông thường thì cứ trong khoảng 20.000 người có thể tìm được một người có các thông số phù hợp với một bệnh nhân, nhưng với những trường hợp hiếm thì trong cả hàng triệu người không tìm được một "nhà tài trợ" có các thông số thích hợp.
Để đăng ký vào một trong số các dữ liệu ủng hộ về nguyên tác người ta phải lấy 1 mililiter máu. Năm 1992, Hội chữ thấp đỏ Đức (DRK) đã thành lập trung tâm hiến máu ở Ulm thuộc bang Baden-Wuetrtemberg và những năm qua trung tâm đã phát triển trở thành một ngân hàng dữ liệu máu lớn nhất châu Âu./.
Riêng từ đầu năm tới nay đã có 406.349 người đăng ký xin hiến tế bào tủy sống gốc, một số lượng lớn chưa từng có.
Trung tâm đăng ký hiến tủy sống quốc gia (ZKRD) tại Ulm thông báo hiện ở Đức có tổng số 3,7 triệu người cần được cứu giúp bằng việc ủng hộ các tế bào gốc, phần lớn là những người bị bệnh bạch cầu.
ZKRD đã tổng kết cho biết hiện có 30 loại dữ liệu quyên hiến tại Trung tâm, trong đó riêng số người tự nguyện đăng ký cho tủy sống (DKMS) đã hơn 2 triệu người.
Phát ngôn viên của ZKRD khẳng định: "Đối với nhiều bệnh nhân, những người bị bệnh bạch cầu hoặc một bệnh ác tính về máu, việc cấy ghép các tế bào máu gốc là một cơ hội duy nhất có thể cứu được mạng sống".
Tuy nhiên, để tìm được "một nhà tài trợ" thích hợp là không đơn giản. Trung tâm phải tìm từ kho dữ liệu tất cả các nhà tài trợ tiềm năng có những thông số hoàn toàn tương thích với đòi hỏi của mỗi bệnh ung thư máu mới có thể cấy ghép thành công.
Trên thế giới có khoảng 14 triệu người sẵn sàng cung cấp "những tế bào gốc" này.
Có khoảng 80% bệnh nhân ung thư máu trong thời gian qua được các bác sĩ cứu sống nhờ nguồn các tế bào tủy sống gốc do các "nhà tài trợ" tự nguyện ủng hộ.
Thống kê cho biết, tại Đức, cứ 45 phút có một người mắc bệnh bạch cầu, trong đó, nạn nhân thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Thực tế cho thấy với việc kết hợp các mô tủy sống thông thường thì cứ trong khoảng 20.000 người có thể tìm được một người có các thông số phù hợp với một bệnh nhân, nhưng với những trường hợp hiếm thì trong cả hàng triệu người không tìm được một "nhà tài trợ" có các thông số thích hợp.
Để đăng ký vào một trong số các dữ liệu ủng hộ về nguyên tác người ta phải lấy 1 mililiter máu. Năm 1992, Hội chữ thấp đỏ Đức (DRK) đã thành lập trung tâm hiến máu ở Ulm thuộc bang Baden-Wuetrtemberg và những năm qua trung tâm đã phát triển trở thành một ngân hàng dữ liệu máu lớn nhất châu Âu./.
Nguyễn Xuân (Vietnam+)