Vào những ngày này, ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) lại nhộn nhịp hẳn lên. Người người làm bánh, nhà nhà làm bánh chưng đón Tết. Từ trong nhà ra ngoài sân, màu xanh của lá dong xen lẫn mùi thơm man mát của lá và bùi của đậu xanh, thịt lợn... đã báo hiệu mùa xuân mới đã về. Trong bếp, hàng chục nồi bánh chưng nghi ngút khói. Từ người già đến trẻ con mỗi người một việc hối hả gói bánh, luộc bánh… để kịp cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Nhộn nhịp nghề làm bánh chưng
Xã Hùng Lô thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có lẽ là xã duy nhất ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn duy trì được nghề gói bánh chưng theo mô hình “sản xuất hàng hóa” với vài chục hộ “bám” nghề, làm bánh quanh năm suốt tháng chứ không nhỏ lẻ như một số địa phương khác.
Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, trong nhà, từ ngoài ngõ vào đến sân, đâu cũng thấy ngập đầy màu xanh của lá dong và màu trắng của gạo. Người già, người trẻ hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Chỉ vài giờ sau, bánh đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị ở Phú Thọ và các gia đình bán lẻ. Nhiều khi bánh đến tay người tiêu dùng vẫn còn nóng hây hẩy.
Nói đến Hùng Lô, người ta không chỉ biết đến đơn thuần là làng làm bánh đa, mỳ gạo mà Hùng Lô còn nổi tiếng với nghề làm bánh chưng dâng Vua Hùng. Chị Nguyễn Thị Hằng, khu 6 chia sẻ: Người dân chúng tôi vô cùng vinh dự được các đơn vị tín nhiệm cho làm bánh chưng dâng Vua Hùng, dâng tiến Quốc Tổ Hùng Vương và tham gia hội thi gói nấu bánh chưng vào dịp Lễ hội Đền Hùng hàng năm.
Dịp Quốc giỗ năm 2010, nhà chị Hằng tất bật hoàn thành nốt những mẻ bánh cuối cùng, để đến tối 9-3 (âm lịch) bàn giao cho Tập đoàn Mai Linh hoàn thiện chiếc bánh chưng khổng lồ được xếp từ 18.000 chiếc bánh chưng nhỏ, dâng tiến Quốc Tổ Hùng Vương trong ngày chính lễ. Ở lễ hội Đền Hùng năm 2011, gia đình chị Hằng một lần nữa được tín nhiệm giao làm những chiếc bánh lễ để dâng lên các Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ.
Bà Nguyễn Thị Khang, khu 2, xã Hùng Lô cho biết, ngày thường, nhà tôi làm khoảng 20kg tương đương với khoảng 45 chiếc bánh giao cho các đại lý và hàng quán ở chợ. Đến dịp Tết Nguyên đán, số lượng bánh tăng lên gấp 3 lần mà vẫn cháy hàng.” Là làng nghề đã có lâu năm nên ở đây từ cụ già tới trẻ nhỏ đều thành thạo với việc làm bánh chưng. Tùy theo từng độ tuổi mà được phân công những công việc cụ thể. Còn ông Nguyễn Thanh Mai cho biết, vào mùa bánh tết, người đặt hàng đến tấp nập. Như nhà ông bây giờ, một tháng gói khoảng 6 tạ bánh (vuông và tầy) thì chỉ riêng mấy ngày tết cũng phải gói đến 5-6 tạ mới đủ nhu cầu của khách.
Ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng khu 2 cho biết, khu ông có tới gần 15 hộ chuyên gói bánh chưng, cả xã Hùng Lô hiện nay các khu 2,6,5... với mấy chục hộ vẫn nhiều năm nay theo nghề làm bánh chưng tết bán cho thiên hạ dịp cuối năm.
Làm bánh chưng dâng lên Vua Hùng
Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kĩ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than nên có rất nhiều người đặt bánh Tết. Theo những người dân nơi đây, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu và cách gói, cách luộc. Nhiều người vẫn nói việc đun bánh nhừ là cho pin vào, nhưng đó là cách làm ở đâu, chứ ở làng này không có. Bánh vẫn luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi đang sôi, khi nước nóng gặp nước lạnh thì bánh sẽ chóng nhừ hơn chứ không phải cho pin vào như một số tin đồn.
Cũng chính vì bánh ngon, đẹp nên hàng năm người dân xã Hùng Lô vinh dự được làm bánh dâng Vua Hùng. Trở lại câu chuyện làm 18.000 chiếc bánh của gia đình chị Hằng và những cuộc thi ở Lễ hội hàng năm giữa các đơn vị làm bánh chưng khác ở các tỉnh, thì bánh chưng Hùng Lô vẫn đoạt giải “quán quân” để dâng tiến Vua Hùng.
Chị Hằng cho biết: Để làm được 18.000 chiếc bánh chưng kịp tiến độ Ban tổ chức giao, cả nhà chị đã phải “chạy” chợ mấy hôm lo nguyên liệu. Sau khi đã chuẩn bị đủ 4 tấn gạo nếp Điện Biên loại ngon, 800 kg thịt lợn ba chỉ, 800 kg đậu xanh và gần 10.000 chiếc lá dong. Mệt thì mệt, cũng không dám ngừng tay vì có một núi công việc đang chờ khi mà thời gian giao bánh có hạn. Cũng vì vậy, anh chị phải huy động tới cả mấy cô em dâu, em dì, các cậu em, cả mấy đứa cháu đang học ở Hà Nội về đi chơi Hội cũng bị “lôi” vào việc gói bánh. Mấy đêm liền nhà chị Hằng sáng đèn, người ra kẻ vào tấp nập và vui như đi chẩy hội...
Ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết, sự tích “Bánh chưng, bánh giầy” có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước, vì nó đánh bại hàng trăm nghìn sản vật quý hiếm nên được Vua Hùng ưng thuận truyền ngôi. Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên Đán nghìn đời nay, nhà nhà đều có bánh chưng.
Ở Phú Thọ nói chung và ở Hùng Lô nói riêng, ngoài việc rước kiệu từ Hùng Lô về khu di tích lịch sử đền Hùng hàng năm thì ở Hùng Lô người dân còn vinh dự được làm bánh chưng, bánh giầy dâng tiến Vua Hùng. Đây là việc làm ý nghĩa nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức tổ tiên của dân tộc ta.
Ông Đức cho biết thêm, Lễ hội đền Hùng năm nay, Hùng Lô tiếp tục được tỉnh Phú Thọ giao trách nhiệm gói nấu 18 chiếc bánh chưng tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng để dâng lên làm lễ tại đền thượng. Đặc biệt, trong thời gian tới, người dân xã Hùng Lô còn vui mừng hơn khi được tỉnh chọn Hùng Lô là địa phương làm sản phẩm bánh chưng phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm “đột phá” để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, sản phẩm bánh chưng Hùng Lô sẽ được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến mỗi lần về với Lễ hội Đền Hùng./.
Nhộn nhịp nghề làm bánh chưng
Xã Hùng Lô thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có lẽ là xã duy nhất ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn duy trì được nghề gói bánh chưng theo mô hình “sản xuất hàng hóa” với vài chục hộ “bám” nghề, làm bánh quanh năm suốt tháng chứ không nhỏ lẻ như một số địa phương khác.
Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, trong nhà, từ ngoài ngõ vào đến sân, đâu cũng thấy ngập đầy màu xanh của lá dong và màu trắng của gạo. Người già, người trẻ hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Chỉ vài giờ sau, bánh đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị ở Phú Thọ và các gia đình bán lẻ. Nhiều khi bánh đến tay người tiêu dùng vẫn còn nóng hây hẩy.
Nói đến Hùng Lô, người ta không chỉ biết đến đơn thuần là làng làm bánh đa, mỳ gạo mà Hùng Lô còn nổi tiếng với nghề làm bánh chưng dâng Vua Hùng. Chị Nguyễn Thị Hằng, khu 6 chia sẻ: Người dân chúng tôi vô cùng vinh dự được các đơn vị tín nhiệm cho làm bánh chưng dâng Vua Hùng, dâng tiến Quốc Tổ Hùng Vương và tham gia hội thi gói nấu bánh chưng vào dịp Lễ hội Đền Hùng hàng năm.
Dịp Quốc giỗ năm 2010, nhà chị Hằng tất bật hoàn thành nốt những mẻ bánh cuối cùng, để đến tối 9-3 (âm lịch) bàn giao cho Tập đoàn Mai Linh hoàn thiện chiếc bánh chưng khổng lồ được xếp từ 18.000 chiếc bánh chưng nhỏ, dâng tiến Quốc Tổ Hùng Vương trong ngày chính lễ. Ở lễ hội Đền Hùng năm 2011, gia đình chị Hằng một lần nữa được tín nhiệm giao làm những chiếc bánh lễ để dâng lên các Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ.
Bà Nguyễn Thị Khang, khu 2, xã Hùng Lô cho biết, ngày thường, nhà tôi làm khoảng 20kg tương đương với khoảng 45 chiếc bánh giao cho các đại lý và hàng quán ở chợ. Đến dịp Tết Nguyên đán, số lượng bánh tăng lên gấp 3 lần mà vẫn cháy hàng.” Là làng nghề đã có lâu năm nên ở đây từ cụ già tới trẻ nhỏ đều thành thạo với việc làm bánh chưng. Tùy theo từng độ tuổi mà được phân công những công việc cụ thể. Còn ông Nguyễn Thanh Mai cho biết, vào mùa bánh tết, người đặt hàng đến tấp nập. Như nhà ông bây giờ, một tháng gói khoảng 6 tạ bánh (vuông và tầy) thì chỉ riêng mấy ngày tết cũng phải gói đến 5-6 tạ mới đủ nhu cầu của khách.
Ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng khu 2 cho biết, khu ông có tới gần 15 hộ chuyên gói bánh chưng, cả xã Hùng Lô hiện nay các khu 2,6,5... với mấy chục hộ vẫn nhiều năm nay theo nghề làm bánh chưng tết bán cho thiên hạ dịp cuối năm.
Làm bánh chưng dâng lên Vua Hùng
Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kĩ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than nên có rất nhiều người đặt bánh Tết. Theo những người dân nơi đây, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu và cách gói, cách luộc. Nhiều người vẫn nói việc đun bánh nhừ là cho pin vào, nhưng đó là cách làm ở đâu, chứ ở làng này không có. Bánh vẫn luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi đang sôi, khi nước nóng gặp nước lạnh thì bánh sẽ chóng nhừ hơn chứ không phải cho pin vào như một số tin đồn.
Cũng chính vì bánh ngon, đẹp nên hàng năm người dân xã Hùng Lô vinh dự được làm bánh dâng Vua Hùng. Trở lại câu chuyện làm 18.000 chiếc bánh của gia đình chị Hằng và những cuộc thi ở Lễ hội hàng năm giữa các đơn vị làm bánh chưng khác ở các tỉnh, thì bánh chưng Hùng Lô vẫn đoạt giải “quán quân” để dâng tiến Vua Hùng.
Chị Hằng cho biết: Để làm được 18.000 chiếc bánh chưng kịp tiến độ Ban tổ chức giao, cả nhà chị đã phải “chạy” chợ mấy hôm lo nguyên liệu. Sau khi đã chuẩn bị đủ 4 tấn gạo nếp Điện Biên loại ngon, 800 kg thịt lợn ba chỉ, 800 kg đậu xanh và gần 10.000 chiếc lá dong. Mệt thì mệt, cũng không dám ngừng tay vì có một núi công việc đang chờ khi mà thời gian giao bánh có hạn. Cũng vì vậy, anh chị phải huy động tới cả mấy cô em dâu, em dì, các cậu em, cả mấy đứa cháu đang học ở Hà Nội về đi chơi Hội cũng bị “lôi” vào việc gói bánh. Mấy đêm liền nhà chị Hằng sáng đèn, người ra kẻ vào tấp nập và vui như đi chẩy hội...
Ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết, sự tích “Bánh chưng, bánh giầy” có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước, vì nó đánh bại hàng trăm nghìn sản vật quý hiếm nên được Vua Hùng ưng thuận truyền ngôi. Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên Đán nghìn đời nay, nhà nhà đều có bánh chưng.
Ở Phú Thọ nói chung và ở Hùng Lô nói riêng, ngoài việc rước kiệu từ Hùng Lô về khu di tích lịch sử đền Hùng hàng năm thì ở Hùng Lô người dân còn vinh dự được làm bánh chưng, bánh giầy dâng tiến Vua Hùng. Đây là việc làm ý nghĩa nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức tổ tiên của dân tộc ta.
Ông Đức cho biết thêm, Lễ hội đền Hùng năm nay, Hùng Lô tiếp tục được tỉnh Phú Thọ giao trách nhiệm gói nấu 18 chiếc bánh chưng tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng để dâng lên làm lễ tại đền thượng. Đặc biệt, trong thời gian tới, người dân xã Hùng Lô còn vui mừng hơn khi được tỉnh chọn Hùng Lô là địa phương làm sản phẩm bánh chưng phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm “đột phá” để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, sản phẩm bánh chưng Hùng Lô sẽ được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến mỗi lần về với Lễ hội Đền Hùng./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)