Trong bối cảnh thế giới và trong nước đang diễn ra những biến chuyển to lớn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 với chủ đề: “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” được hai đơn vị khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu Việt Nam là Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức từ ngày 26-28/11, đánh dấu một bước tiến mới của ngành Việt Nam học, góp phần xứng đáng vào tiến trình hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hội nhập và phát triển bền vững đối với Việt Nam...
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng sự nỗ lực to lớn của nhân dân, sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 7%/ năm);
Các lĩnh vực xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị- xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, đã và đang xuất hiện những nhân tố không bền vững, cả khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế, gây tác động làm bất ổn vĩ mô, cản trở, thậm chí đe dọa tiến trình phát triển đi lên của Việt Nam.
Bởi vậy, Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 thực sự là cơ hội giúp các học giả, nhà nghiên cứu ngành Việt Nam học cũng như các lĩnh vực khác nhận diện đúng những nhân tố không bền vững này, cũng như phân tích làm rõ nguyên nhân và tác động của chúng tới nền kinh tế xã hội Việt Nam, từ đó đưa ra các hướng giải pháp phù hợp với tình hình chung hiện nay.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhận định Việt Nam hiện đang tiến vào một giai đoạn phát triển then chốt với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng phát triển theo chiều sâu, bảo vệ và cải thiện môi trường đồng thời mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa,bảo đảm công bằng xã hội; vừa tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, vùa kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, những bài học lịch sử của Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới có ý nghĩa gợi mở rất quý báu. Hội thảo là cơ hội để các học giả trong nước và quốc tế chia sẻ những cứ liệu, tư liệu lịch sử mới tìm thấy, những tìm tòi phát hiện mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá tác động của các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tụt hậu phát triển, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường, bất ổn chính trị- xã hội…
Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 sẽ phát huy tối đa thế mạnh của ngành Việt Nam học với tư cách là một ngành khoa học, kết hợp giữa chuyên ngành và liên ngành, giữa phân tích vi mô và vĩ mô, giữa cách tiếp cận đất nước học và khu vực học, từ đó có cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá vừa cụ thể, chuyên sâu, vừa tổng thể, toàn diện về các vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam.
Bên cạnh đó Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các cấp độ. Thành công của tiến trình Đổi mới của Việt Nam không tách rời thành công của tiến trình hội nhập.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan, Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện trong việc tiến hành đàm phán với một loạt nước về Khu vực mậu dịch tự do (FTA) như cuộc đàm phán về Đối tác thương mại Thái Bình Dương (TPP), thiết lập FTA với Liên minh Châu Âu (EU).
Trong báo cáo tại Hội thảo, ông Vũ Khoan đã nhấn mạnh vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế. Việt Nam đang chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện chứ không chỉ hội nhập về kinh tế, phát huy vai trò một thành viên tích cực của tất cả các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam còn được thể hiện ở khía cạnh hợp tác an ninh quốc tế trong bản tham luận của giáo sư Carlyle Alan Thayer (Đại học New South Wales - Australia).
Với báo cáo có chủ đề: “Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược thông quan Hợp tác an ninh quốc tế,” giáo sư Carlyle Alan Thayer, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, trong hơn hai thập kỷ kể từ năm 1991, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu: “Đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế với tất cả các nước và các tổ chức kinh tế… và trở thành bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, đấu tranh cho độc lập, hòa bình và phát triển”- (Theo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam).
Hầu hết các lời bình luận trên thế giới đều tập trung vào việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu, và sự phát triển trong quan hệ chính trị song phương của Việt Nam với nhiều nước khác mà không đề cập đến sự mở rộng của hợp tác an ninh và quốc phòng quốc tế của Việt Nam, vốn là một mục tiêu được đặt ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem xét mối quan hệ của Việt Nam với 8 cường quốc trên thế giới trong hợp tác an ninh quốc tế gồm: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Đức cho thấy Việt Nam đã xác định Liên bang Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc là đối tác đặc biệt quan trọng bằng cách nâng tầm đối tác chiến lược lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong trường hợp của Nga, và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong các trường hợp của Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả báo cáo cũng đưa ra dự báo: Việt Nam có thể thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Pháp và Italy vào năm 2013 và có thể cả với Hoa Kỳ sau đó.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các học giả và nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo cần đánh giá sâu sắc tác động nhiều mặt của quá trình hội nhập quốc tế đối với các biến chuyển đa chiều của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong đó lưu ý rằng, giai đoạn tới, Việt Nam sẽ tiến vào những cấp độ hội nhập sâu hơn như hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, hội nhập về văn hóa xã hội… Đây là những lĩnh vực hội nhập có mức độ nhạy cảm lớn, phức tạp, với những cơ hội và thách thức tới mới đòi hỏi Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ càng về định hướng, chiến lược, lộ trình, bước đi và các giải pháp cụ thể.
… và ngành Việt Nam học
Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, ngành Việt Nam học đã có những bước tiến to lớn, vừa mở rộng về chủ đề, nội dung, lĩnh vực nghiên cứu, vừa đổi mới về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, không chỉ tiếp tục đào sâu, làm rõ các vấn đề thuộc về truyền thống, văn hóa, lịch sử, mà còn hướng mạnh vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội đương đại. Chính vì vậy, Việt Nam học thực sự đã trở thành ngành khoa học mới, ngày càng hấp dẫn.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu về Việt Nam, các khoa giảng dạy tiếng Việt, các trung tâm giao lưu giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Ở trong nước hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học và cao đẳng thành lập khoa Việt Nam học hoặc đưa ngành này vào Chương trình đào tạo.
Từ thực tế này đã dẫn đến yêu cầu phải tổ chức lại việc nghiên cứu Việt Nam học, hình thành mạng lưới liên kết các tổ chức nghiên cứu, học giả nhằm thúc đẩy ngành Việt Nam học ngày càng phát triển.
Với quy mô 15 tiểu ban chuyên môn gồm những nội dung cụ thể như: Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại; Văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững; Kinh tế Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững…, hơn 800 tham luận trong đó có hơn 200 tham luận của các học giả nước ngoài đã tập trung thảo luận và làm rõ tất cả các lĩnh vực trong hội nhập và phát triển kinh tế bền vững: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực.
Trên tinh thần trao đổi học thuật đầy tính xây dựng, cởi mở giữa các học giả trong nước và quốc tế, Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 là cầu nối để những ý tưởng, kiến nghị hữu ích, luận cứ khoa học quý báu đến được với công chúng yêu thích và tìm hiểu ngành Việt Nam học cũng như các nhà quản lý chính sách Việt Nam, từ đó đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước và con người Việt Nam./.
Hội nhập và phát triển bền vững đối với Việt Nam...
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng sự nỗ lực to lớn của nhân dân, sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 7%/ năm);
Các lĩnh vực xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị- xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, đã và đang xuất hiện những nhân tố không bền vững, cả khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế, gây tác động làm bất ổn vĩ mô, cản trở, thậm chí đe dọa tiến trình phát triển đi lên của Việt Nam.
Bởi vậy, Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 thực sự là cơ hội giúp các học giả, nhà nghiên cứu ngành Việt Nam học cũng như các lĩnh vực khác nhận diện đúng những nhân tố không bền vững này, cũng như phân tích làm rõ nguyên nhân và tác động của chúng tới nền kinh tế xã hội Việt Nam, từ đó đưa ra các hướng giải pháp phù hợp với tình hình chung hiện nay.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhận định Việt Nam hiện đang tiến vào một giai đoạn phát triển then chốt với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng phát triển theo chiều sâu, bảo vệ và cải thiện môi trường đồng thời mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa,bảo đảm công bằng xã hội; vừa tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, vùa kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, những bài học lịch sử của Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới có ý nghĩa gợi mở rất quý báu. Hội thảo là cơ hội để các học giả trong nước và quốc tế chia sẻ những cứ liệu, tư liệu lịch sử mới tìm thấy, những tìm tòi phát hiện mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá tác động của các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tụt hậu phát triển, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường, bất ổn chính trị- xã hội…
Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 sẽ phát huy tối đa thế mạnh của ngành Việt Nam học với tư cách là một ngành khoa học, kết hợp giữa chuyên ngành và liên ngành, giữa phân tích vi mô và vĩ mô, giữa cách tiếp cận đất nước học và khu vực học, từ đó có cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá vừa cụ thể, chuyên sâu, vừa tổng thể, toàn diện về các vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam.
Bên cạnh đó Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các cấp độ. Thành công của tiến trình Đổi mới của Việt Nam không tách rời thành công của tiến trình hội nhập.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan, Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện trong việc tiến hành đàm phán với một loạt nước về Khu vực mậu dịch tự do (FTA) như cuộc đàm phán về Đối tác thương mại Thái Bình Dương (TPP), thiết lập FTA với Liên minh Châu Âu (EU).
Trong báo cáo tại Hội thảo, ông Vũ Khoan đã nhấn mạnh vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế. Việt Nam đang chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện chứ không chỉ hội nhập về kinh tế, phát huy vai trò một thành viên tích cực của tất cả các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam còn được thể hiện ở khía cạnh hợp tác an ninh quốc tế trong bản tham luận của giáo sư Carlyle Alan Thayer (Đại học New South Wales - Australia).
Với báo cáo có chủ đề: “Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược thông quan Hợp tác an ninh quốc tế,” giáo sư Carlyle Alan Thayer, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, trong hơn hai thập kỷ kể từ năm 1991, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu: “Đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế với tất cả các nước và các tổ chức kinh tế… và trở thành bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, đấu tranh cho độc lập, hòa bình và phát triển”- (Theo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam).
Hầu hết các lời bình luận trên thế giới đều tập trung vào việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu, và sự phát triển trong quan hệ chính trị song phương của Việt Nam với nhiều nước khác mà không đề cập đến sự mở rộng của hợp tác an ninh và quốc phòng quốc tế của Việt Nam, vốn là một mục tiêu được đặt ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem xét mối quan hệ của Việt Nam với 8 cường quốc trên thế giới trong hợp tác an ninh quốc tế gồm: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Đức cho thấy Việt Nam đã xác định Liên bang Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc là đối tác đặc biệt quan trọng bằng cách nâng tầm đối tác chiến lược lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong trường hợp của Nga, và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong các trường hợp của Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả báo cáo cũng đưa ra dự báo: Việt Nam có thể thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Pháp và Italy vào năm 2013 và có thể cả với Hoa Kỳ sau đó.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các học giả và nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo cần đánh giá sâu sắc tác động nhiều mặt của quá trình hội nhập quốc tế đối với các biến chuyển đa chiều của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong đó lưu ý rằng, giai đoạn tới, Việt Nam sẽ tiến vào những cấp độ hội nhập sâu hơn như hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, hội nhập về văn hóa xã hội… Đây là những lĩnh vực hội nhập có mức độ nhạy cảm lớn, phức tạp, với những cơ hội và thách thức tới mới đòi hỏi Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ càng về định hướng, chiến lược, lộ trình, bước đi và các giải pháp cụ thể.
… và ngành Việt Nam học
Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, ngành Việt Nam học đã có những bước tiến to lớn, vừa mở rộng về chủ đề, nội dung, lĩnh vực nghiên cứu, vừa đổi mới về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, không chỉ tiếp tục đào sâu, làm rõ các vấn đề thuộc về truyền thống, văn hóa, lịch sử, mà còn hướng mạnh vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội đương đại. Chính vì vậy, Việt Nam học thực sự đã trở thành ngành khoa học mới, ngày càng hấp dẫn.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu về Việt Nam, các khoa giảng dạy tiếng Việt, các trung tâm giao lưu giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Ở trong nước hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học và cao đẳng thành lập khoa Việt Nam học hoặc đưa ngành này vào Chương trình đào tạo.
Từ thực tế này đã dẫn đến yêu cầu phải tổ chức lại việc nghiên cứu Việt Nam học, hình thành mạng lưới liên kết các tổ chức nghiên cứu, học giả nhằm thúc đẩy ngành Việt Nam học ngày càng phát triển.
Với quy mô 15 tiểu ban chuyên môn gồm những nội dung cụ thể như: Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại; Văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững; Kinh tế Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững…, hơn 800 tham luận trong đó có hơn 200 tham luận của các học giả nước ngoài đã tập trung thảo luận và làm rõ tất cả các lĩnh vực trong hội nhập và phát triển kinh tế bền vững: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực.
Trên tinh thần trao đổi học thuật đầy tính xây dựng, cởi mở giữa các học giả trong nước và quốc tế, Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV năm 2012 là cầu nối để những ý tưởng, kiến nghị hữu ích, luận cứ khoa học quý báu đến được với công chúng yêu thích và tìm hiểu ngành Việt Nam học cũng như các nhà quản lý chính sách Việt Nam, từ đó đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước và con người Việt Nam./.
Thu Phương (TTXVN)