Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, VASEP có đủ bằng chứng chứng minh ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ theo như cáo buộc của Liên minh khai thác tôm Mỹ.
Liên minh Khai thác tôm Mỹ (COGSI) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ bảy nước trong đó có Việt Nam, do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ.
Nếu không có gì thay đổi, ngày 17/1 Bộ Thương mại Mỹ mới có trả lời chính thức là có hay không việc tiếp nhận đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ecuador, Ấn Độ và Trung Quốc của COGSI.
Ông Hòe cho biết, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên mọi trợ cấp cho ngành nông nghiệp đều phải tuân theo những cam kết của WTO và kèm theo những dữ liệu để chứng minh cho sự phù hợp đó.Tuy nhiên, trong khi chờ đợi thông tin chính thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải dự đoán những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để phản bác những lập luận của COGSI.
Cũng theo ông Hòe, trong trường hợp xấu nhất Bộ Thương mại Mỹ chấp nhận đơn của COGSI và Việt Nam không có bằng chứng nào thuyết phục được thì tôm Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 12%.
Điều này đồng nghĩa với giá bán cũng tăng theo và như vậy người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn. Vì vậy, trong trường hợp COGSI đạt được mục đích, phần thiệt thòi là của người tiêu dùng Mỹ. Lúc này, tiền thuế phải trả thêm sẽ từ túi của người tiêu dùng Mỹ chuyển sang cho chính phủ nước họ, còn COGSI không nhận được khoản thuế này.
Năm 2012, mặc dù xuất khẩu tôm sang Mỹ liên tục giảm do nhiều yếu tố nhưng Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ hai sau Nhật Bản về nhập khẩu tôm Việt Nam với giá trị cả năm ước đạt khoảng 480 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Năm 2013, Mỹ tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam do vấn đề Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản chưa được giải quyết. Mặc dù chưa có quyết định chính thức về việc xem xét đơn kiện chống trợ cấp từ phía Bộ Thương mại Mỹ nhưng động thái này đã đánh đòn tâm lý khá mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam khi mới bước vào những ngày đầu của năm mới.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền khẳng định, đối với vụ kiện chống trợ cấp thì vai trò của Chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại.
Nếu chính phủ Mỹ kết luận tôm Việt Nam bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn bởi khi đó, con tôm bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp. Vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự kiến kéo dài hơn một năm.
Đây là lần thứ hai trong khoảng 10 năm qua, tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ…/.
Liên minh Khai thác tôm Mỹ (COGSI) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ bảy nước trong đó có Việt Nam, do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ.
Nếu không có gì thay đổi, ngày 17/1 Bộ Thương mại Mỹ mới có trả lời chính thức là có hay không việc tiếp nhận đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ecuador, Ấn Độ và Trung Quốc của COGSI.
Ông Hòe cho biết, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên mọi trợ cấp cho ngành nông nghiệp đều phải tuân theo những cam kết của WTO và kèm theo những dữ liệu để chứng minh cho sự phù hợp đó.Tuy nhiên, trong khi chờ đợi thông tin chính thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải dự đoán những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để phản bác những lập luận của COGSI.
Cũng theo ông Hòe, trong trường hợp xấu nhất Bộ Thương mại Mỹ chấp nhận đơn của COGSI và Việt Nam không có bằng chứng nào thuyết phục được thì tôm Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 12%.
Điều này đồng nghĩa với giá bán cũng tăng theo và như vậy người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn. Vì vậy, trong trường hợp COGSI đạt được mục đích, phần thiệt thòi là của người tiêu dùng Mỹ. Lúc này, tiền thuế phải trả thêm sẽ từ túi của người tiêu dùng Mỹ chuyển sang cho chính phủ nước họ, còn COGSI không nhận được khoản thuế này.
Năm 2012, mặc dù xuất khẩu tôm sang Mỹ liên tục giảm do nhiều yếu tố nhưng Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ hai sau Nhật Bản về nhập khẩu tôm Việt Nam với giá trị cả năm ước đạt khoảng 480 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Năm 2013, Mỹ tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam do vấn đề Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản chưa được giải quyết. Mặc dù chưa có quyết định chính thức về việc xem xét đơn kiện chống trợ cấp từ phía Bộ Thương mại Mỹ nhưng động thái này đã đánh đòn tâm lý khá mạnh đến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam khi mới bước vào những ngày đầu của năm mới.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền khẳng định, đối với vụ kiện chống trợ cấp thì vai trò của Chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại.
Nếu chính phủ Mỹ kết luận tôm Việt Nam bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn bởi khi đó, con tôm bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp. Vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự kiến kéo dài hơn một năm.
Đây là lần thứ hai trong khoảng 10 năm qua, tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ…/.
Thúy Hiền (TTXVN)