Tối 24/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Thủy sản Việt Nam: Tiềm năng - phát triển và hội nhập” do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hơn 20 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua).
Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Nêu rõ vị trí quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự nghiệp phát triển thủy sản của Việt Nam (đóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% kim ngạch xuất khẩu), Thủ tướng cho rằng tiềm năng phát triển thủy sản của Việt Nam còn rất lớn cả về khai thác hải sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Tuy nhiên, sản xuất và kinh doanh thủy sản của Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, yếu kém như nghề khai thác nhìn chung vẫn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tầu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức...
Thủ tướng đề nghị, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn ngành thủy sản khắc phục những hạn chế và yếu kém, nhất là việc ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ vào phát triển thủy sản.
Ngành cũng cần khắc phục nhanh tình trạng giá cả bấp bênh, trước hết đối với cá tra, basa và tôm, phát huy tốt nhất tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản, cải thiện tốt hơn đời sống của nông dân, của lao động nghề cá gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ven biển.
Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất diễn ra từ 24-27/4 với 20 nội dung phong phú và đa dạng, với các hội thảo chuyên đề, hội chợ thủy sản Việt Nam năm 2010, xét bình chọn 10 doanh nghiệp thủy sản tiêu biểu, hội thi hóa trang ngành thủy sản…/.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hơn 20 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua).
Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Nêu rõ vị trí quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự nghiệp phát triển thủy sản của Việt Nam (đóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% kim ngạch xuất khẩu), Thủ tướng cho rằng tiềm năng phát triển thủy sản của Việt Nam còn rất lớn cả về khai thác hải sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Tuy nhiên, sản xuất và kinh doanh thủy sản của Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, yếu kém như nghề khai thác nhìn chung vẫn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tầu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức...
Thủ tướng đề nghị, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn ngành thủy sản khắc phục những hạn chế và yếu kém, nhất là việc ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ vào phát triển thủy sản.
Ngành cũng cần khắc phục nhanh tình trạng giá cả bấp bênh, trước hết đối với cá tra, basa và tôm, phát huy tốt nhất tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản, cải thiện tốt hơn đời sống của nông dân, của lao động nghề cá gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ven biển.
Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất diễn ra từ 24-27/4 với 20 nội dung phong phú và đa dạng, với các hội thảo chuyên đề, hội chợ thủy sản Việt Nam năm 2010, xét bình chọn 10 doanh nghiệp thủy sản tiêu biểu, hội thi hóa trang ngành thủy sản…/.
Thiện Thuật (Vietnam+)