Sáng 18/3, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết Tòa án Nhân dân, Tòa án quân sự các cấp, các đơn vị thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức nghiêm túc và có chất lượng việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đặc biệt, hội nghị này là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành; đồng thời là dịp để cán bộ, công nhân viên chức trong ngành thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức và trách nhiệm chính trị cao trước Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với những nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có sự kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện Đại hội Đảng (khóa XI), Nghị quyết và Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Góp ý Lời nói đầu của Hiến pháp, có ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung tại đoạn 4 như sau “… Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí quyền lực của nhân dân và chủ quyền quốc gia; xác định cơ chế, phương thức phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc…”.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm một đoạn mới với nội dung là: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý."
Về Chế độ chính trị (Chương I), nhiều ý kiến đề nghị sửa lại Điều 1 là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, thềm lục địa, vùng trời”; sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp… qua các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức khác”; sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.”
Về nội dung Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân (Chương VIII), các đại biểu đề nghị tách Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân ra thành hai chương vì Tòa án Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp còn Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 108 với nội dung “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; bổ sung khoản 5 như sau “Nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”; thay cụm từ “lợi ích hợp pháp” ở cuối khoản 7 Điều 108 bằng cụm từ “quyền và lợi ích hợp pháp”; bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 110 “…Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.”
Các đại biểu dự hội nghị cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào một số nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; chính quyền địa phương…/.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết Tòa án Nhân dân, Tòa án quân sự các cấp, các đơn vị thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức nghiêm túc và có chất lượng việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đặc biệt, hội nghị này là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành; đồng thời là dịp để cán bộ, công nhân viên chức trong ngành thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức và trách nhiệm chính trị cao trước Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với những nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có sự kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện Đại hội Đảng (khóa XI), Nghị quyết và Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Góp ý Lời nói đầu của Hiến pháp, có ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung tại đoạn 4 như sau “… Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí quyền lực của nhân dân và chủ quyền quốc gia; xác định cơ chế, phương thức phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc…”.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm một đoạn mới với nội dung là: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý."
Về Chế độ chính trị (Chương I), nhiều ý kiến đề nghị sửa lại Điều 1 là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, thềm lục địa, vùng trời”; sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp… qua các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức khác”; sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.”
Về nội dung Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân (Chương VIII), các đại biểu đề nghị tách Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân ra thành hai chương vì Tòa án Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp còn Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 108 với nội dung “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; bổ sung khoản 5 như sau “Nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”; thay cụm từ “lợi ích hợp pháp” ở cuối khoản 7 Điều 108 bằng cụm từ “quyền và lợi ích hợp pháp”; bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 110 “…Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.”
Các đại biểu dự hội nghị cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào một số nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; chính quyền địa phương…/.
Nguyễn Cường (TTXVN)