Có thể nói, với ngành tài chính, ngân hàng năm 2010 là một năm có quá nhiều biến động thất thường tác động đến việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.
Hết "nóng lạnh" tỷ giá sang "nóng lạnh" lãi suất
Tại lĩnh vực ngoại tệ, năm 2010 Ngân hàng Nhà nước đã phải hai lần điều chỉnh tỷ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2, cơ quan này quyết định tăng tỷ giá thêm 3%, lên mức 18.544 đồng một USD. Sau đó, đến ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước lại thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%), biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên ở mức +/-3%.
Cũng từ thời điểm này, giá USD trên thị trường tự do bắt đầu đà tăng không phanh. Vào các tháng cuối năm 2010, người người, nhà nhà rút tiền mua vàng, USD tích trữ vì lo ngại VND mất giá, khiến một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư không được lưu thông qua hệ thống ngân hàng hay đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thời điểm, các nhà đầu tư còn xôn xao tin đồn USD có thể lên 23.000 đồng, do một số nhận định từ một vài tổ chức nước ngoài.
Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, từ tháng 10 đến nay, thị trường ngoại tệ và tỷ giá có diễn biến phức tạp, tỷ giá mua, bán thực tế của doanh nghiệp biến động theo tỷ giá trên thị trường tự do (thường thì tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá bán của các ngân hàng là 1.500 đồng).
Tỷ giá tăng cũng là do lạm phát cao, cán cân thanh toán tiếp tục bị thâm hụt, giá vàng thế giới tăng đột biết từ giữa tháng 9/2010, tình trạng găm giữ ngoại tệ và đô la hóa trong nền kinh tế chưa giảm, kéo theo căng thẳng cung-cầu ngoại tệ, làm giá VND.
Tuy nhiên, với những biện pháp can thiệp tích cực và hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước như: an thiệp mua, bán ngoại tệ ở mức hợp lý để điều tiết cung-cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường, hỗ trợ ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước, cho phép nhập khẩu vàng trở lại, giá kim loại quý giảm dần, kéo theo giá USD trên thị trường tự do cũng hạ nhiệt và hiện dao động quanh mức dưới 21.000 đồng.
Nhưng đến cuối năm, thị trường tài chính, ngân hàng lại bị cuốn vào một cơn nóng lạnh mới mang tên "lãi suất."
Mười tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng được đánh giá là ổn định và giảm dần, đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân là 10,44%/năm, cho vay là 13,18%/năm. Từ đầu tháng 11, lãi suất huy động và cho vay nhích lên một chút tăng khoảng 1,5%/năm, huy động và cho vay vốn tiếp tục tăng, đảm bảo khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, trong 4 ngày (từ ngày 7-10/12), lãi suất huy động VND tăng đột biến lên mức 17-18%. Nguyên nhân là do Techcombank huy động tiết kiệm “3 ngày vàng” với lãi suất 17%, tăng 3% so với lãi suất của các tổ chức tín dụng khác, đã tác động làm tăng đột biến lãi suất trên thị trường tiền tệ, gây tâm lý lo ngại và dịch chuyển mạnh tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng.
Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Techcombank ngừng huy động tiết kiệm “3 ngày vàng” và chỉ đạo các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14%/năm kể từ ngày 15/12/2010. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức “trần” lãi suất.
Một sự kiện đáng chú ý trong năm này liên quan tới điều hành lãi suất là, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước “dọa” kỷ luật và cách chức lãnh đạo đơn vị nào để lãi suất phá rào, điển hình là việc giám đốc một chi nhánh của Techcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh bị Ngân hàng Nhà nước gay gắt đề nghị cách chức vì không thực hiện đồng thuận lãi suất.
Tại phiên họp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 25/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, nguyên nhân tăng lãi suất 2 tháng cuối năm là do: Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao và kinh tế vĩ mô chưa ổn định, ảnh hưởng đến huy động vốn của tổ chức tín dụng và thị trường ngoại tệ; cung vốn của tổ chức tín dụng bị thu hẹp, một số tổ chức tín dụng có biểu hiện gặp khó khăn về thanh khoản, là do chu kỳ kinh doanh vào những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh khoản để chi trả tiền gửi của các tổ chức và dân cư tăng lên ở mức cao, huy động vốn tăng chậm, tín dụng tăng cao hơn để giải ngân cho các hợp đồng đã ký kết.
Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng chưa thực hiện đúng các tỷ lệ về an toàn kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bị rủi ro về kỳ hạn giữa cho vay và huy động vốn. Thị trường tiền tệ có biểu hiện chưa ổn định, tính liên kết và tương trợ trong hệ thống còn hạn chế, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và thiếu minh bạch khá phổ biến, làm cho khách hàng gửi tiền, thiếu lòng tin, mặc cả về lãi suất.
Ngoài ra, thị trường tiền tệ liên thông với thị trường chứng khoán, bất động sản, ngoại hối nhưng các thị trường này chưa ổn định, có nhiều hiện tượng đầu cơ, ảnh hưởng đến cung-cầu vốn và lãi suất.
Thách thức 2011: Kiểm soát chặt, không can thiệp nửa vời
TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, giải pháp để ổn định thị trường tiền tệ năm 2011 cần phải có sự hợp sức của nhiều Bộ ngành. Đầu tiên là phải có các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7% theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. Đây là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó, điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng thông qua công cụ đánh giá tiền tệ để kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp (năm 2010, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán 21-24%, tín dụng tăng khoảng 23%).
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục ấn định lãi suất huy động vốn theo mức “trần” 14%/năm và giảm dần theo xu hướng lạm phát; điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tỷ giá, TS Lê Xuân Nghĩa đề nghị, thời gian tới, cần gắn đồng bộ giữa việc điều chỉnh và can thiệp để kéo chênh lệch tỷ giá USD giữa thị trường tự do và chính thức xuống.
Theo đó, đầu tiên là phải sử dụng tích cực công cụ dự trữ bắt buộc. Yêu cầu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ phải cao hơn dự trữ bắt buộc bằng VND. Đồng thời, phải tạo ra sự chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và ngoại tệ. Từ đó, buộc các ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ, để hạn chế cho vay ngoại tệ. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp ít quan tâm hơn đến vay ngoại tệ và làm người dân ít quan tâm đến gửi ngoại tệ, chuyển sang dùng VND.
Ngoài ra vừa điều chỉnh, vừa can thiệp. Cần tính toán cẩn thận mức độ điều chỉnh, vì hiện chênh lệch giữa hai đồng tiền không quá lớn. Một khi đã điều chỉnh rồi, thì phải can thiệp một cách mạnh mẽ để cho người dân thấy Chính phủ nói là làm, tuyên bố ổn định là ổn định được. Còn can thiệp nửa vời sẽ làm tỷ giá bên trong và bên ngoài ngày càng tăng lên, người dân chắc chắn còn hoang mang hơn.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nhấn mạnh, sẽ kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ, tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cung ngoại tệ, giảm cầu ngoại tệ như trong năm 2010, đi đôi với chống đầu cơ và găm giữ ngoại tệ./.
Hết "nóng lạnh" tỷ giá sang "nóng lạnh" lãi suất
Tại lĩnh vực ngoại tệ, năm 2010 Ngân hàng Nhà nước đã phải hai lần điều chỉnh tỷ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2, cơ quan này quyết định tăng tỷ giá thêm 3%, lên mức 18.544 đồng một USD. Sau đó, đến ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước lại thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%), biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên ở mức +/-3%.
Cũng từ thời điểm này, giá USD trên thị trường tự do bắt đầu đà tăng không phanh. Vào các tháng cuối năm 2010, người người, nhà nhà rút tiền mua vàng, USD tích trữ vì lo ngại VND mất giá, khiến một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư không được lưu thông qua hệ thống ngân hàng hay đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thời điểm, các nhà đầu tư còn xôn xao tin đồn USD có thể lên 23.000 đồng, do một số nhận định từ một vài tổ chức nước ngoài.
Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, từ tháng 10 đến nay, thị trường ngoại tệ và tỷ giá có diễn biến phức tạp, tỷ giá mua, bán thực tế của doanh nghiệp biến động theo tỷ giá trên thị trường tự do (thường thì tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá bán của các ngân hàng là 1.500 đồng).
Tỷ giá tăng cũng là do lạm phát cao, cán cân thanh toán tiếp tục bị thâm hụt, giá vàng thế giới tăng đột biết từ giữa tháng 9/2010, tình trạng găm giữ ngoại tệ và đô la hóa trong nền kinh tế chưa giảm, kéo theo căng thẳng cung-cầu ngoại tệ, làm giá VND.
Tuy nhiên, với những biện pháp can thiệp tích cực và hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước như: an thiệp mua, bán ngoại tệ ở mức hợp lý để điều tiết cung-cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường, hỗ trợ ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước, cho phép nhập khẩu vàng trở lại, giá kim loại quý giảm dần, kéo theo giá USD trên thị trường tự do cũng hạ nhiệt và hiện dao động quanh mức dưới 21.000 đồng.
Nhưng đến cuối năm, thị trường tài chính, ngân hàng lại bị cuốn vào một cơn nóng lạnh mới mang tên "lãi suất."
Mười tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng được đánh giá là ổn định và giảm dần, đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân là 10,44%/năm, cho vay là 13,18%/năm. Từ đầu tháng 11, lãi suất huy động và cho vay nhích lên một chút tăng khoảng 1,5%/năm, huy động và cho vay vốn tiếp tục tăng, đảm bảo khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, trong 4 ngày (từ ngày 7-10/12), lãi suất huy động VND tăng đột biến lên mức 17-18%. Nguyên nhân là do Techcombank huy động tiết kiệm “3 ngày vàng” với lãi suất 17%, tăng 3% so với lãi suất của các tổ chức tín dụng khác, đã tác động làm tăng đột biến lãi suất trên thị trường tiền tệ, gây tâm lý lo ngại và dịch chuyển mạnh tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng.
Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Techcombank ngừng huy động tiết kiệm “3 ngày vàng” và chỉ đạo các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14%/năm kể từ ngày 15/12/2010. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức “trần” lãi suất.
Một sự kiện đáng chú ý trong năm này liên quan tới điều hành lãi suất là, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước “dọa” kỷ luật và cách chức lãnh đạo đơn vị nào để lãi suất phá rào, điển hình là việc giám đốc một chi nhánh của Techcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh bị Ngân hàng Nhà nước gay gắt đề nghị cách chức vì không thực hiện đồng thuận lãi suất.
Tại phiên họp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 25/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, nguyên nhân tăng lãi suất 2 tháng cuối năm là do: Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao và kinh tế vĩ mô chưa ổn định, ảnh hưởng đến huy động vốn của tổ chức tín dụng và thị trường ngoại tệ; cung vốn của tổ chức tín dụng bị thu hẹp, một số tổ chức tín dụng có biểu hiện gặp khó khăn về thanh khoản, là do chu kỳ kinh doanh vào những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh khoản để chi trả tiền gửi của các tổ chức và dân cư tăng lên ở mức cao, huy động vốn tăng chậm, tín dụng tăng cao hơn để giải ngân cho các hợp đồng đã ký kết.
Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng chưa thực hiện đúng các tỷ lệ về an toàn kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bị rủi ro về kỳ hạn giữa cho vay và huy động vốn. Thị trường tiền tệ có biểu hiện chưa ổn định, tính liên kết và tương trợ trong hệ thống còn hạn chế, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và thiếu minh bạch khá phổ biến, làm cho khách hàng gửi tiền, thiếu lòng tin, mặc cả về lãi suất.
Ngoài ra, thị trường tiền tệ liên thông với thị trường chứng khoán, bất động sản, ngoại hối nhưng các thị trường này chưa ổn định, có nhiều hiện tượng đầu cơ, ảnh hưởng đến cung-cầu vốn và lãi suất.
Thách thức 2011: Kiểm soát chặt, không can thiệp nửa vời
TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, giải pháp để ổn định thị trường tiền tệ năm 2011 cần phải có sự hợp sức của nhiều Bộ ngành. Đầu tiên là phải có các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7% theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. Đây là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó, điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng thông qua công cụ đánh giá tiền tệ để kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp (năm 2010, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán 21-24%, tín dụng tăng khoảng 23%).
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục ấn định lãi suất huy động vốn theo mức “trần” 14%/năm và giảm dần theo xu hướng lạm phát; điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tỷ giá, TS Lê Xuân Nghĩa đề nghị, thời gian tới, cần gắn đồng bộ giữa việc điều chỉnh và can thiệp để kéo chênh lệch tỷ giá USD giữa thị trường tự do và chính thức xuống.
Theo đó, đầu tiên là phải sử dụng tích cực công cụ dự trữ bắt buộc. Yêu cầu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ phải cao hơn dự trữ bắt buộc bằng VND. Đồng thời, phải tạo ra sự chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và ngoại tệ. Từ đó, buộc các ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ, để hạn chế cho vay ngoại tệ. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp ít quan tâm hơn đến vay ngoại tệ và làm người dân ít quan tâm đến gửi ngoại tệ, chuyển sang dùng VND.
Ngoài ra vừa điều chỉnh, vừa can thiệp. Cần tính toán cẩn thận mức độ điều chỉnh, vì hiện chênh lệch giữa hai đồng tiền không quá lớn. Một khi đã điều chỉnh rồi, thì phải can thiệp một cách mạnh mẽ để cho người dân thấy Chính phủ nói là làm, tuyên bố ổn định là ổn định được. Còn can thiệp nửa vời sẽ làm tỷ giá bên trong và bên ngoài ngày càng tăng lên, người dân chắc chắn còn hoang mang hơn.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nhấn mạnh, sẽ kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ, tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cung ngoại tệ, giảm cầu ngoại tệ như trong năm 2010, đi đôi với chống đầu cơ và găm giữ ngoại tệ./.
Minh Thúy (Vietnam+)