Khai mạc ngày 10/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng (Banking Việt Nam) đã dành thời lượng đáng kể để giới thiệu các kênh dịch vụ ngân hàng tự động và các giải pháp công nghệ mới nhằm bảo đảm an ninh cho hệ thống ngân hàng.
Đây là lần thứ 3 Banking Việt Nam diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức.
Là một địa bàn kinh tế trọng điểm, Thành phố Hồ Chí Minh được nhắm đến như một địa chỉ triển khai các công nghệ mới cho ngành ngân hàng với mục tiêu phát triển mạnh hơn nữa hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Khoảng 80% ngân hàng thương mại tại đây có mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50% tổng lượng khách đến giao dịch.
Dịch vụ thẻ thanh toán là một trong những thành công lớn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với gần 5,8 triệu thẻ thanh toán đã được phát hành, bình quân cứ 1,4 người sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1 thẻ thanh toán.
Theo Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng, nhu cầu cải tiến ATM cũng như đảm bảo an toàn cho dịch vụ thanh toán này là rất lớn.
Banking Việt Nam 2009 cũng cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ giữa các ngân hàng. Trong khi có ngân hàng đầu tư từ 5-10 triệu USD cho công nghệ thì cũng còn khá nhiều ngân hàng chỉ đầu tư 200.000-500.000 USD/hệ thống.
Số ngân hàng coi trọng việc hoàn thiện các quy định nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng tương đương với số ngân hàng coi trọng việc củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ bán lẻ (48% và 44%). Vấn đề lớn nhất của họ là khả năng liên kết và thích ứng với nhau trong bối cảnh mức độ ứng dụng công nghệ là tương đối cách biệt.
Tháng 2/2009, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II đã khai trương, kết nối 90 ngân hàng, tổ chức tín dụng với trên 700 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành phố; xử lý 2 triệu giao dịch/ngày với mức độ an toàn cao.
Dịch vụ thanh toán thẻ cũng phát triển khá sôi động trong năm qua với khoảng 17 triệu thẻ thanh toán được phát hành. Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu liên minh thẻ còn lại là VNBC và ANZ kết nối vào hệ thống thẻ Banknetvn-Smartlink để hình thành mạng thanh toán thẻ thống nhất trong cả nước.
Trong định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng đến năm 2015, Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ ưu tiên trang bị hạ tầng mạng diện rộng tốc độ cao, xây dựng trung tâm dữ liệu-dự phòng thảm họa và hình thành các tổ chức cung ứng dịch vụ (trung tâm dữ liệu, chữ ký số, ứng cứu sự cố và cơ sở dữ liệu khách hàng…).
Các chuyên gia công nghệ ngành tài chính ngân hàng nước ngoài khi tham dự Banking Việt Nam 2009 cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với các ngân hàng Việt Nam khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mới nếu không có sự chuẩn bị tốt từ hoạch định chính sách chuyển đổi đến quản lý rủi ro dựa trên đà phát triển của công nghệ./.
Đây là lần thứ 3 Banking Việt Nam diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức.
Là một địa bàn kinh tế trọng điểm, Thành phố Hồ Chí Minh được nhắm đến như một địa chỉ triển khai các công nghệ mới cho ngành ngân hàng với mục tiêu phát triển mạnh hơn nữa hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Khoảng 80% ngân hàng thương mại tại đây có mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50% tổng lượng khách đến giao dịch.
Dịch vụ thẻ thanh toán là một trong những thành công lớn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với gần 5,8 triệu thẻ thanh toán đã được phát hành, bình quân cứ 1,4 người sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1 thẻ thanh toán.
Theo Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng, nhu cầu cải tiến ATM cũng như đảm bảo an toàn cho dịch vụ thanh toán này là rất lớn.
Banking Việt Nam 2009 cũng cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ giữa các ngân hàng. Trong khi có ngân hàng đầu tư từ 5-10 triệu USD cho công nghệ thì cũng còn khá nhiều ngân hàng chỉ đầu tư 200.000-500.000 USD/hệ thống.
Số ngân hàng coi trọng việc hoàn thiện các quy định nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng tương đương với số ngân hàng coi trọng việc củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ bán lẻ (48% và 44%). Vấn đề lớn nhất của họ là khả năng liên kết và thích ứng với nhau trong bối cảnh mức độ ứng dụng công nghệ là tương đối cách biệt.
Tháng 2/2009, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II đã khai trương, kết nối 90 ngân hàng, tổ chức tín dụng với trên 700 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành phố; xử lý 2 triệu giao dịch/ngày với mức độ an toàn cao.
Dịch vụ thanh toán thẻ cũng phát triển khá sôi động trong năm qua với khoảng 17 triệu thẻ thanh toán được phát hành. Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu liên minh thẻ còn lại là VNBC và ANZ kết nối vào hệ thống thẻ Banknetvn-Smartlink để hình thành mạng thanh toán thẻ thống nhất trong cả nước.
Trong định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng đến năm 2015, Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ ưu tiên trang bị hạ tầng mạng diện rộng tốc độ cao, xây dựng trung tâm dữ liệu-dự phòng thảm họa và hình thành các tổ chức cung ứng dịch vụ (trung tâm dữ liệu, chữ ký số, ứng cứu sự cố và cơ sở dữ liệu khách hàng…).
Các chuyên gia công nghệ ngành tài chính ngân hàng nước ngoài khi tham dự Banking Việt Nam 2009 cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với các ngân hàng Việt Nam khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mới nếu không có sự chuẩn bị tốt từ hoạch định chính sách chuyển đổi đến quản lý rủi ro dựa trên đà phát triển của công nghệ./.
(TTXVN/Vietnam+)