Sáng 28/2, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dự Hội nghị có đại diện Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Ban biên tập Hiến pháp; Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng những đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Chủ trì Hội nghị, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu rõ Hội nghị nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của các cán bộ, kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn ngành vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, kiểm sát viên, công chức, viên chức và từng cấp kiểm sát đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thi hành Hiến pháp.
Hội nghị góp phần để nhân dân hiểu sâu sắc hơn về chế định Viện Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp, từ đó đóng góp tích cực vào việc sửa đổi Hiến pháp nói chung và chế định Viện Kiểm sát Nhân dân nói chung.
Tại Hội nghị, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghiệp và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước, hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; quy định về trưng cầu ý dân; quy định về chính quyền địa phương...
Đặc biệt, nhiều đại biểu đã góp ý sâu vào những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân, cũng như những vấn đề mới đang được nhân dân và các ngành, các cấp quan tâm.
Đề cập về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân, thạc sỹ Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, cho biết Quy định tại khoản 1 Điều 112 Dự thảo Hiến pháp về chức năng của Viện Kiểm sát Nhân dân cơ bản là phù hợp.
Tuy nhiên, đối chiếu với các chức năng, nhiệm vụ mà Viện kiểm sát đang đảm nhiệm và các yêu cầu mới về kỹ thuật lập hiến, quy định này cần được nghiên cứu để bổ sung cho phù hợp.
Do vậy, đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 112 theo hướng “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện những nhiệm vụ khác do luật định.”
Việc bổ sung quy định này chính là nhằm bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra đối với hoạt động lập hiến, lập pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời tránh những tranh luận không đáng có trong quá trình xây dựng các đạo luật trong lĩnh vực tư pháp thời gian tới.
Góp ý về vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh tư pháp, đại biểu Nguyễn Minh Đức, Vụ Tổ chức cán bộ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, đề xuất bổ sung thêm một ngạch mới là Thẩm phán cao cấp và Kiểm sát viên cao cấp cho phù hợp với dự kiến thành lập hệ thống Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo bốn cấp.
Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ giới hạn là những thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.../.
Dự Hội nghị có đại diện Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Ban biên tập Hiến pháp; Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng những đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Chủ trì Hội nghị, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu rõ Hội nghị nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của các cán bộ, kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn ngành vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, kiểm sát viên, công chức, viên chức và từng cấp kiểm sát đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thi hành Hiến pháp.
Hội nghị góp phần để nhân dân hiểu sâu sắc hơn về chế định Viện Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp, từ đó đóng góp tích cực vào việc sửa đổi Hiến pháp nói chung và chế định Viện Kiểm sát Nhân dân nói chung.
Tại Hội nghị, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghiệp và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước, hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; quy định về trưng cầu ý dân; quy định về chính quyền địa phương...
Đặc biệt, nhiều đại biểu đã góp ý sâu vào những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân, cũng như những vấn đề mới đang được nhân dân và các ngành, các cấp quan tâm.
Đề cập về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân, thạc sỹ Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, cho biết Quy định tại khoản 1 Điều 112 Dự thảo Hiến pháp về chức năng của Viện Kiểm sát Nhân dân cơ bản là phù hợp.
Tuy nhiên, đối chiếu với các chức năng, nhiệm vụ mà Viện kiểm sát đang đảm nhiệm và các yêu cầu mới về kỹ thuật lập hiến, quy định này cần được nghiên cứu để bổ sung cho phù hợp.
Do vậy, đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 112 theo hướng “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện những nhiệm vụ khác do luật định.”
Việc bổ sung quy định này chính là nhằm bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra đối với hoạt động lập hiến, lập pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời tránh những tranh luận không đáng có trong quá trình xây dựng các đạo luật trong lĩnh vực tư pháp thời gian tới.
Góp ý về vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh tư pháp, đại biểu Nguyễn Minh Đức, Vụ Tổ chức cán bộ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, đề xuất bổ sung thêm một ngạch mới là Thẩm phán cao cấp và Kiểm sát viên cao cấp cho phù hợp với dự kiến thành lập hệ thống Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo bốn cấp.
Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ giới hạn là những thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.../.
Nguyễn Cường (TTXVN)