Bộ Giao thông Vận tải dự kiến dành khoảng 105 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ nay đến năm 2015.
Mục tiêu của ngành là ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các phương tiện giao thông vận tải thông qua công tác quản lý kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới; xây dựng và điều chỉnh hợp lý các định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình sản xuất, duy tu và bảo dưỡng một số phương tiện giao thông.
Cùng với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch tiết kiệm năng lượng cụ thể thông qua khai thác tối ưu mạng lưới đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường biển; phát triển loại hình vận tải năng lực cao, vận chuyển khách, hàng hóa khối lượng lớn, ngành giao thông vận tải còn thử nghiệm sử dụng nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng khác làm nhiên liệu thay thế cho một số phương tiện, thiết bị của ngành.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong ngành, triển khai ứng dụng cabin điện tử trong đào tạo lái xe ôtô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa nhằm tiết kiệm nhiên liệu, phổ biến kỹ năng lái xe tiết kiệm năng lượng tại các trung tâm đào tạo lái xe; đồng thời hỗ trợ ứng dụng rộng rãi nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả trên tàu thủy cũng như triển khai các giải pháp tăng cường vận tải khách công cộng, giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc tại các đô thị.
Bộ cũng nghiên cứu ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các động cơ trên các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải như cải tạo quá trình đốt, cung cấp nhiên liệu của động cơ; tổ chức các hội nghị, hội thảo về giải pháp quy hoạch trong ngành nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải còn ứng dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng trên các quốc lộ, báo hiệu giao thông, ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp với điện phục vụ vận tải công cộng trên các tuyến phố hẹp, cự ly ngắn hay như nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng tái sinh khác như gió, sóng biển phục vụ sự phát triển của ngành.
Trên thực tế, giai đoạn đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006-2010), ngành giao thông vận tải đã từng bước tạo dựng thói quen tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng bằng các biện pháp tuyên truyền phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện tiết kiệm năng lượng.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã gắn các nhiệm vụ chuyên môn với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí. Nhờ vậy, hầu hết các cơ quan đã giảm được lượng tiêu thụ điện hàng năm xuống khoảng 5%, đặc biệt có những đơn vị đã giảm tới 10% mức tiêu thụ điện, tiết kiệm đáng kể nguồn chi ngân sách nhà nước cũng như giảm phụ tải cho hệ thống điện quốc gia./.
Mục tiêu của ngành là ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các phương tiện giao thông vận tải thông qua công tác quản lý kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới; xây dựng và điều chỉnh hợp lý các định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình sản xuất, duy tu và bảo dưỡng một số phương tiện giao thông.
Cùng với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch tiết kiệm năng lượng cụ thể thông qua khai thác tối ưu mạng lưới đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường biển; phát triển loại hình vận tải năng lực cao, vận chuyển khách, hàng hóa khối lượng lớn, ngành giao thông vận tải còn thử nghiệm sử dụng nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng khác làm nhiên liệu thay thế cho một số phương tiện, thiết bị của ngành.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong ngành, triển khai ứng dụng cabin điện tử trong đào tạo lái xe ôtô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa nhằm tiết kiệm nhiên liệu, phổ biến kỹ năng lái xe tiết kiệm năng lượng tại các trung tâm đào tạo lái xe; đồng thời hỗ trợ ứng dụng rộng rãi nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả trên tàu thủy cũng như triển khai các giải pháp tăng cường vận tải khách công cộng, giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc tại các đô thị.
Bộ cũng nghiên cứu ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các động cơ trên các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải như cải tạo quá trình đốt, cung cấp nhiên liệu của động cơ; tổ chức các hội nghị, hội thảo về giải pháp quy hoạch trong ngành nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải còn ứng dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng trên các quốc lộ, báo hiệu giao thông, ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp với điện phục vụ vận tải công cộng trên các tuyến phố hẹp, cự ly ngắn hay như nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng tái sinh khác như gió, sóng biển phục vụ sự phát triển của ngành.
Trên thực tế, giai đoạn đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006-2010), ngành giao thông vận tải đã từng bước tạo dựng thói quen tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng bằng các biện pháp tuyên truyền phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện tiết kiệm năng lượng.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã gắn các nhiệm vụ chuyên môn với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí. Nhờ vậy, hầu hết các cơ quan đã giảm được lượng tiêu thụ điện hàng năm xuống khoảng 5%, đặc biệt có những đơn vị đã giảm tới 10% mức tiêu thụ điện, tiết kiệm đáng kể nguồn chi ngân sách nhà nước cũng như giảm phụ tải cho hệ thống điện quốc gia./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)