Hiệp hội PYMAR, đại diện cho 19 công ty đóng tàu của Tây Ban Nha, cảnh báo rằng họ có thể rơi vào nguy cơ phá sản khi buộc phải hoàn trả hàng tỷ euro tiền trợ cấp chính phủ, nếu các nhà chức trách Liên minh châu Âu (EU) cho rằng khoản trợ cấp này là không chính đáng.
Alvaro Platero, chủ tịch PYMAR Alvaro Platero nhận định: "Nếu khoản trợ cấp trên không được chấp nhận thì chắc chắn điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho ngành hàng hải tư nhân của Tây Ban Nha."
Tổng thư ký của PYMAR, Almudena Lopez de Pozo cho biết khoản cứu trợ đang bị EU đưa ra xem xét là vào khoảng 3 tỷ euro (4 tỷ USD), được giải ngân trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2011, và các công ty đóng tàu có nguy cơ sẽ phải trả lại 95% số tiền này.
Bà Lopez lưu ý rằng điều đó có nghĩa là khoảng 87.000 việc làm tại các xưởng đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ bị mất.
Ủy viên phụ trách về vấn đề cạnh tranh của EU, Joaquin Almunia cảnh báo rằng những quy định nhằm bảo đảm sự công bằng trong viện trợ chính phủ của EU có thể buộc các công ty đóng tàu phải trả lại khoản viện trợ của chính phủ. Tuy nhiên, ông Almunia vẫn bảo vệ các công ty đóng tàu.
Ông cho rằng các nhà đầu tư đã tài trợ cho các dự án và nhận được trợ cấp của chính phủ và các công ty tàu biển mua những con tàu được trợ cấp đó, mới phải trả cho các khoản tiền hỗ trợ.
Hiệp hội PYMAR cho biết sáu xưởng đóng tàu của Tây Ban Nha đã phải đóng cửa trong vài năm gần đây và ngành công nghiệp đóng tàu nước này đã mất các hợp đồng đóng khoảng 50 chiếc tàu do những lo ngại về hoạt động điều tra của Ủy ban châu Âu xung quanh các khoản trợ cấp của Chính phủ Tây Ban Nha./.
Alvaro Platero, chủ tịch PYMAR Alvaro Platero nhận định: "Nếu khoản trợ cấp trên không được chấp nhận thì chắc chắn điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho ngành hàng hải tư nhân của Tây Ban Nha."
Tổng thư ký của PYMAR, Almudena Lopez de Pozo cho biết khoản cứu trợ đang bị EU đưa ra xem xét là vào khoảng 3 tỷ euro (4 tỷ USD), được giải ngân trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2011, và các công ty đóng tàu có nguy cơ sẽ phải trả lại 95% số tiền này.
Bà Lopez lưu ý rằng điều đó có nghĩa là khoảng 87.000 việc làm tại các xưởng đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ bị mất.
Ủy viên phụ trách về vấn đề cạnh tranh của EU, Joaquin Almunia cảnh báo rằng những quy định nhằm bảo đảm sự công bằng trong viện trợ chính phủ của EU có thể buộc các công ty đóng tàu phải trả lại khoản viện trợ của chính phủ. Tuy nhiên, ông Almunia vẫn bảo vệ các công ty đóng tàu.
Ông cho rằng các nhà đầu tư đã tài trợ cho các dự án và nhận được trợ cấp của chính phủ và các công ty tàu biển mua những con tàu được trợ cấp đó, mới phải trả cho các khoản tiền hỗ trợ.
Hiệp hội PYMAR cho biết sáu xưởng đóng tàu của Tây Ban Nha đã phải đóng cửa trong vài năm gần đây và ngành công nghiệp đóng tàu nước này đã mất các hợp đồng đóng khoảng 50 chiếc tàu do những lo ngại về hoạt động điều tra của Ủy ban châu Âu xung quanh các khoản trợ cấp của Chính phủ Tây Ban Nha./.
Minh Trang (TTXVN)