Ngành điều Việt Nam năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD và đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu điều thô, chính thức góp mặt vào những ngành hàng có giá trị kim ngạch cao trong cả nước.
Tuy nhiên hiện nay ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn như vùng nguyên liệu chưa ổn định, quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, thiếu trang thiết bị đồng bộ, thiếu vốn kinh doanh…
Những thách thức này đã được hơn 150 đại biểu của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp, các hiệp hội trong nước và quốc tế trình bày tại Hội nghị Khách hàng điều quốc tế năm 2012, do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức, khai mạc ngày 22/5 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Năm 2011 cả nước có hơn 362.000 ha điều, sản lượng hơn 300.000 tấn, năng suất gần 1 tấn/ha, tăng gấp 2 lần so với năm 1999; kim ngạch xuất khẩu nhân điều được gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007.
Theo quy hoạch tổng thể ngành điều đến năm 2020 của Chính phủ, diện tích trồng điều sẽ đạt khoảng 400.000 ha, diện tích thu hoạch đạt 350.000 ha, năng suất 2 tấn/ha, sản lượng thô khoảng 700.000 tấn. Tuy vậy, hiện tại diện tích điều cả nước đã giảm trên 77.000 ha so với năm 2007. Do đó, thách thức lớn nhất của ngành điều là tạo ra được nguồn nguyên liệu chủ động, hiện sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến của các nhà máy.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Tổng giám đốc công ty Tanimex-LA (đơn vị top 10 xuất khẩu điều ở Việt Nam) có 3 khó khăn mà ngành điều gặp phải trong năm 2012. Một là vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp, thu nhập người trồng điều bấp bênh, ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của cây điều với cây trồng khác. Hai là việc áp dụng cơ giới hóa tuy có tăng lên nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là sơ chế, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm một số nhà máy có vấn đề. Ba là thị trường xuất khẩu trầm lắng, nhiều doanh nghiệp giải thể do không vay được vốn ngân hàng và không có thị trường.
Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết thêm: “Năm 2011, toàn ngành có 290 đầu mối xuất khẩu điều, gây khó khăn việc kiểm soát chất lượng và giá cả xuất khẩu ở từng thời điểm cụ thể nên thua thiệt thường về phía các doanh nghiệp Việt Nam. Biến đổi khí hậu khiến năng suất cây điều giảm, do đó cần nghiên cứu giống điều mới phù hợp hơn.”
Từ những khó khăn trên, Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trồng, chế biến điều quan tâm quy hoạch có chiến lược vùng nguyên liệu điều, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; có chính sách hỗ trợ về vốn vay và lãi suất thấp cho người dân, doanh nghiệp; đầu tư chương trình nghiên cứu bộ giống điều cao sản; có chương trình xen canh cây điều với ca cao, chuyển giao kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật cho người trồng điều…
Hiệp hội điều Việt Nam tiếp tục xúc tiến các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm điều; tăng cường vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp, trọng tài trong các tranh chấp thương mại và đề xuất cơ chế chính sách lên Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, thiết bị tự động hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyền truyền nâng cao tỷ trọng tiêu dùng trong nước…
Nhân dịp hội nghị, các doanh nghiệp trong nước đã ký kết thương mại với các đối tác quốc tế nhiều hợp đồng trị giá hơn 200 triệu USD. Hội nghị kết thúc vào ngày 23/5./.
Tuy nhiên hiện nay ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn như vùng nguyên liệu chưa ổn định, quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, thiếu trang thiết bị đồng bộ, thiếu vốn kinh doanh…
Những thách thức này đã được hơn 150 đại biểu của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp, các hiệp hội trong nước và quốc tế trình bày tại Hội nghị Khách hàng điều quốc tế năm 2012, do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức, khai mạc ngày 22/5 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Năm 2011 cả nước có hơn 362.000 ha điều, sản lượng hơn 300.000 tấn, năng suất gần 1 tấn/ha, tăng gấp 2 lần so với năm 1999; kim ngạch xuất khẩu nhân điều được gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007.
Theo quy hoạch tổng thể ngành điều đến năm 2020 của Chính phủ, diện tích trồng điều sẽ đạt khoảng 400.000 ha, diện tích thu hoạch đạt 350.000 ha, năng suất 2 tấn/ha, sản lượng thô khoảng 700.000 tấn. Tuy vậy, hiện tại diện tích điều cả nước đã giảm trên 77.000 ha so với năm 2007. Do đó, thách thức lớn nhất của ngành điều là tạo ra được nguồn nguyên liệu chủ động, hiện sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến của các nhà máy.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Tổng giám đốc công ty Tanimex-LA (đơn vị top 10 xuất khẩu điều ở Việt Nam) có 3 khó khăn mà ngành điều gặp phải trong năm 2012. Một là vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp, thu nhập người trồng điều bấp bênh, ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của cây điều với cây trồng khác. Hai là việc áp dụng cơ giới hóa tuy có tăng lên nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là sơ chế, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm một số nhà máy có vấn đề. Ba là thị trường xuất khẩu trầm lắng, nhiều doanh nghiệp giải thể do không vay được vốn ngân hàng và không có thị trường.
Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết thêm: “Năm 2011, toàn ngành có 290 đầu mối xuất khẩu điều, gây khó khăn việc kiểm soát chất lượng và giá cả xuất khẩu ở từng thời điểm cụ thể nên thua thiệt thường về phía các doanh nghiệp Việt Nam. Biến đổi khí hậu khiến năng suất cây điều giảm, do đó cần nghiên cứu giống điều mới phù hợp hơn.”
Từ những khó khăn trên, Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trồng, chế biến điều quan tâm quy hoạch có chiến lược vùng nguyên liệu điều, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; có chính sách hỗ trợ về vốn vay và lãi suất thấp cho người dân, doanh nghiệp; đầu tư chương trình nghiên cứu bộ giống điều cao sản; có chương trình xen canh cây điều với ca cao, chuyển giao kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật cho người trồng điều…
Hiệp hội điều Việt Nam tiếp tục xúc tiến các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm điều; tăng cường vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp, trọng tài trong các tranh chấp thương mại và đề xuất cơ chế chính sách lên Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, thiết bị tự động hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyền truyền nâng cao tỷ trọng tiêu dùng trong nước…
Nhân dịp hội nghị, các doanh nghiệp trong nước đã ký kết thương mại với các đối tác quốc tế nhiều hợp đồng trị giá hơn 200 triệu USD. Hội nghị kết thúc vào ngày 23/5./.
Quang Đức (TTXVN)