Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khẳng định với giá trị xuất khẩu đạt 2,15 tỷ USD, tăng tới 54,2% so với cùng kỳ, dệt may tiếp tục trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 24 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay.
Trước những thuận lợi được dự báo từ khá sớm, ông Trường cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang tiếp tục phấn đấu chinh phục cột mốc xuất khẩu 13 tỷ USD kế hoạch của năm 2011. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp dệt may chưa kịp trọn vui với đơn hàng đầy ắp thì lại phải lo lắng và tìm cách vượt qua khó khăn do biến động dồn dập về giá cả, tỷ giá USD và lãi suất vay vốn.
Theo ông Trường, mặc dù năm 2011 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục được phục hồi song vẫn chứa đựng những bất ổn khó lường. Vì vậy, tốc độ phát triển kinh tế của các nước nhập khẩu dệt may vẫn tiếp tục trong trạng thái không rõ ràng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất có kinh nghiệm trong tận dụng cơ hội. Do đó, nếu điều kiện thị trường diễn biến thuận lợi, toàn ngành sẽ tận dụng cơ hội này để tạo sự tăng trưởng đột biến cao hơn và sớm vượt con số 13 tỷ USD trong năm nay.
Thực tế các đơn vị trong Vinatex đã có đơn hàng đến hết quý II năm nay. Những đơn vị lớn, có uy tín, thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh tốt còn nhận đơn hàng đến hết năm.
"Nhưng trên diện rộng toàn ngành, không phải đơn vị nào cũng dư giả đơn hàng như vậy. Nếu có thời cơ chúng tôi sẽ tận dụng để tăng trưởng nhiều hơn. Chúng tôi đang đặt mục tiêu phát triển của năm nay vào trọng tâm năng suất mặt hàng mới, mặt hàng chất lượng hơn," ông Trường nói.
Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến tỏ ra lo lắng khi tình hình biến động về giá cả, tỷ giá và lãi suất ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm dệt may. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh, nên nguồn vốn chủ yếu là đi vay, nhưng với lãi suất cao ngất ngưở̃ng từ 17 đến 19%, doanh nghiệp không thể làm ăn có lãi được.
Một số công ty may đành phải chấp nhận giữ giá bán một số sản phẩm và chịu giảm lợi nhuận, một số sản phẩm khác nếu có tăng giá thì cũng chừng mực.
Ông Kiệt cho rằng với tỷ giá hiện nay, những doanh nghiệp may nào không xuất khẩu mà chỉ nhập nguyên phụ liệu về sản xuất tiêu thụ nội địa sẽ gặp vô vàn khó khăn. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu 50% sản lượng, lượng ngoại tệ USD đem về sau khi bán đi, đủ trang trải các chi phí về lao động.
Bên cạnh đó, giá đơn hàng đã ký với đối tác nước ngoài từ trước không thể đàm phán lại được, nếu muốn đàm phán giá mới, phải chờ đến 6 tháng nữa. Do đó, doanh nghiệp không còn cách nào khác hơn là phải triệt để tiết kiệm, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động để giảm đơn giá tiền công của một đơn vị sản phẩm.
Mặt khác, phải nhanh chóng cải tiến quy trình sản xuất, dự báo tầm xa, có khoản dự trữ nguyên vật liệu, ra sức đẩy mạnh xuất khẩu để cân đối ngoại tệ, lấy ngoại tệ thu được từ xuất khẩu bù cho lượng ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu để hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến động.
Ông Lê Tiến Trường cũng lưu ý các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với những khó khăn trên cần có kế hoạch cụ thể về dự trữ nguyên liệu, nhất là đàm phán giá cả chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để tránh bị thiệt thòi.
Ngoài ra, nếu tính dài hơi các doanh nghiệp cần chuyển sang sản xuất các sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng cao, áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời chuyển dịch sản xuất về khu vực nông thôn để xử lý hiệu quả vấn đề lao động./.
Trước những thuận lợi được dự báo từ khá sớm, ông Trường cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang tiếp tục phấn đấu chinh phục cột mốc xuất khẩu 13 tỷ USD kế hoạch của năm 2011. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp dệt may chưa kịp trọn vui với đơn hàng đầy ắp thì lại phải lo lắng và tìm cách vượt qua khó khăn do biến động dồn dập về giá cả, tỷ giá USD và lãi suất vay vốn.
Theo ông Trường, mặc dù năm 2011 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục được phục hồi song vẫn chứa đựng những bất ổn khó lường. Vì vậy, tốc độ phát triển kinh tế của các nước nhập khẩu dệt may vẫn tiếp tục trong trạng thái không rõ ràng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất có kinh nghiệm trong tận dụng cơ hội. Do đó, nếu điều kiện thị trường diễn biến thuận lợi, toàn ngành sẽ tận dụng cơ hội này để tạo sự tăng trưởng đột biến cao hơn và sớm vượt con số 13 tỷ USD trong năm nay.
Thực tế các đơn vị trong Vinatex đã có đơn hàng đến hết quý II năm nay. Những đơn vị lớn, có uy tín, thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh tốt còn nhận đơn hàng đến hết năm.
"Nhưng trên diện rộng toàn ngành, không phải đơn vị nào cũng dư giả đơn hàng như vậy. Nếu có thời cơ chúng tôi sẽ tận dụng để tăng trưởng nhiều hơn. Chúng tôi đang đặt mục tiêu phát triển của năm nay vào trọng tâm năng suất mặt hàng mới, mặt hàng chất lượng hơn," ông Trường nói.
Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến tỏ ra lo lắng khi tình hình biến động về giá cả, tỷ giá và lãi suất ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm dệt may. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh, nên nguồn vốn chủ yếu là đi vay, nhưng với lãi suất cao ngất ngưở̃ng từ 17 đến 19%, doanh nghiệp không thể làm ăn có lãi được.
Một số công ty may đành phải chấp nhận giữ giá bán một số sản phẩm và chịu giảm lợi nhuận, một số sản phẩm khác nếu có tăng giá thì cũng chừng mực.
Ông Kiệt cho rằng với tỷ giá hiện nay, những doanh nghiệp may nào không xuất khẩu mà chỉ nhập nguyên phụ liệu về sản xuất tiêu thụ nội địa sẽ gặp vô vàn khó khăn. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu 50% sản lượng, lượng ngoại tệ USD đem về sau khi bán đi, đủ trang trải các chi phí về lao động.
Bên cạnh đó, giá đơn hàng đã ký với đối tác nước ngoài từ trước không thể đàm phán lại được, nếu muốn đàm phán giá mới, phải chờ đến 6 tháng nữa. Do đó, doanh nghiệp không còn cách nào khác hơn là phải triệt để tiết kiệm, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động để giảm đơn giá tiền công của một đơn vị sản phẩm.
Mặt khác, phải nhanh chóng cải tiến quy trình sản xuất, dự báo tầm xa, có khoản dự trữ nguyên vật liệu, ra sức đẩy mạnh xuất khẩu để cân đối ngoại tệ, lấy ngoại tệ thu được từ xuất khẩu bù cho lượng ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu để hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến động.
Ông Lê Tiến Trường cũng lưu ý các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với những khó khăn trên cần có kế hoạch cụ thể về dự trữ nguyên liệu, nhất là đàm phán giá cả chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để tránh bị thiệt thòi.
Ngoài ra, nếu tính dài hơi các doanh nghiệp cần chuyển sang sản xuất các sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng cao, áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời chuyển dịch sản xuất về khu vực nông thôn để xử lý hiệu quả vấn đề lao động./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)