Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), dệt may và phân phối nội địa là 2 ngành gây bất ngờ nhất khi vẫn vững chắc và trỗi dậy dù dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Và nếu giữ vững tăng trưởng xuất khẩu 12-15% như hiện nay, dệt may sẽ về đích sớm trong năm 2013 so với mục tiêu chiến lược đặt ra cho ngành ở năm 2015.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trong năm 2012, giá bán xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam giảm 5-10% so với năm 2011 nhưng tổng sản lượng xuất khẩu vẫn tăng 15%. Mặc dù sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn đều giảm, nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng trưởng ổn định. Điều phấn khởi là tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước của ngành dệt may ngày càng tăng cao.
Trong 17,2 tỷ USD xuất khẩu năm 2012, ngành chỉ nhập khẩu khoảng 8,8 tỷ USD nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Như vậy, giá trị thặng dư thương mại của ngành đạt mức 8,4 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện nay, ngành dệt may đã đạt gần 50% tỷ lệ nội địa hóa đặt ra cho mốc năm 2015.
Và với khả năng giữ mức tăng trưởng 12-15% trong năm tới, ngành dệt may dự kiến sẽ đạt khoảng 18,8-19,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu 20 tỷ USD trong năm 2014, mà chiến lược phát triển ngành đặt ra cho năm 2015.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhận được đơn hàng sản xuất đến hết quý 2-2013. Những doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quen thuộc, làm lâu năm cũng đã có những cam kết thực hiện đơn hàng ổn định hơn. Tuy nhiên, với nhiều chi phí đầu vào tiếp tục phát sinh, dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013. Do đó, năm nay vẫn sẽ là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong việc nỗ lực giữ vững nhịp độ phát triển, ổn định sản xuất kinh doanh nhằm chuẩn bị tốt cho các cơ hội tăng trưởng thời gian tới./.
Và nếu giữ vững tăng trưởng xuất khẩu 12-15% như hiện nay, dệt may sẽ về đích sớm trong năm 2013 so với mục tiêu chiến lược đặt ra cho ngành ở năm 2015.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trong năm 2012, giá bán xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam giảm 5-10% so với năm 2011 nhưng tổng sản lượng xuất khẩu vẫn tăng 15%. Mặc dù sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn đều giảm, nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng trưởng ổn định. Điều phấn khởi là tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước của ngành dệt may ngày càng tăng cao.
Trong 17,2 tỷ USD xuất khẩu năm 2012, ngành chỉ nhập khẩu khoảng 8,8 tỷ USD nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Như vậy, giá trị thặng dư thương mại của ngành đạt mức 8,4 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện nay, ngành dệt may đã đạt gần 50% tỷ lệ nội địa hóa đặt ra cho mốc năm 2015.
Và với khả năng giữ mức tăng trưởng 12-15% trong năm tới, ngành dệt may dự kiến sẽ đạt khoảng 18,8-19,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu 20 tỷ USD trong năm 2014, mà chiến lược phát triển ngành đặt ra cho năm 2015.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhận được đơn hàng sản xuất đến hết quý 2-2013. Những doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quen thuộc, làm lâu năm cũng đã có những cam kết thực hiện đơn hàng ổn định hơn. Tuy nhiên, với nhiều chi phí đầu vào tiếp tục phát sinh, dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013. Do đó, năm nay vẫn sẽ là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong việc nỗ lực giữ vững nhịp độ phát triển, ổn định sản xuất kinh doanh nhằm chuẩn bị tốt cho các cơ hội tăng trưởng thời gian tới./.
Uyên Hương (TTXVN)