Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013 tình hình sản xuất của ngành dệt may tương đối thuận lợi. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 4,2 tỷ USD, tăng 16% so cùng kỳ.
Mặc dù có không ít khó khăn và thách thức tiềm ẩn trong năm 2013, ngành dệt may Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục đạt những kết quả tốt về xuất khẩu với dự kiến giữ mức tăng trưởng 12-15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,8-19,3 tỷ USD.
Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: Nếu như các năm trước, sau khi nghỉ Tết, các doanh nghiệp dệt may thường lâm vào tình trạng "lao đao" vì tình trạng lao động không quay lại làm việc thì năm nay phần lớn lao động đã trở lại làm việc ngay trong ngày ra quân đầu năm. Tại các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ lao động trở lại làm việc gần như đạt 100%. Điều này đã giúp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thuận lợi ngay từ những tháng đầu năm.
Cùng với thuận lợi về lực lượng lao động, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tích cực tận dụng cơ hội mở rộng thị trường mới sang các nước như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực châu Phi, Trung Đông, trong khi vẫn duy trì được các bạn hàng cũ trước đây là Nga, Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản, EU...
Hiệp hội dệt may Việt Nam đã khuyến cáo, các doanh nghiệp phải có độ linh hoạt cao để xác định nhu cầu của từng thị trường, tìm các thị trường ngách. Các đơn vị mạnh trong Tập đoàn như Tổng công ty Phong Phú, Việt Tiến, May 10, May Hưng Yên… đều tăng trưởng xuất khẩu từ 12-15%/năm. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 6/2013. Các thị trường xuất khẩu cũng đang dần hồi phục và có mức tăng trưởng hơn năm trước.
Để giữ vững thị trường, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo các doanh nghiệp cần khắc phục được những hạn chế, như: cải thiện đáng kể về tỷ lệ nội địa hóa. Ngành dệt may nước Việt Nam từ chỗ chỉ có 20-25% nguyên liệu nguồn gốc nội địa, đến thời điểm hiện nay đã nâng lên 48-50%, nhưng nếu so với các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ có 90% nguyên liệu nội địa thì con số 48-50% tỷ lệ nội địa của Việt Nam vẫn là hạn chế. Đây là điểm mà ngành dệt may cần phấn đấu trong thời gian dài để cải thiện tỷ lệ này.
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), thị trường xuất khẩu dệt may vẫn không tránh khỏi khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục phát sinh, nhất là vừa qua giá xăng dầu tăng khiến chi phí vận tải tăng sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng... Đây là một thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may phải có phương án phân bổ năng lực sản xuất phù hợp; đồng thời tiếp tục cắt giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nâng cao năng suất để giảm giá thành và tăng thu nhập cho người lao động.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm phải tăng thêm 2 tỷ USD, các doanh nghiệp cần tích cực chú trọng đến việc cải thiện năng suất lao động, nghiên cứu đầu tư cho mô hình sản xuất hàng FOB, đẩy mạnh mô hình trao đổi liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành để cùng nhau vượt qua khủng hoảng; đồng thời, tiếp tục củng cố vị thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đi vào sản xuất những mặt hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật, có chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt trong việc đáp ứng đơn hàng quy mô nhỏ và vừa với thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành nên những đặc thù thị trường ngách dệt may trong thời gian tới.
Hiệp hội dệt may Việt Nam dự báo thị trường xuất khẩu vẫn có nhiều bất ổn, bởi một số các nước lớn như Mỹ đều dự báo tăng trưởng không khả quan hơn so với năm 2012. Đối với ngành dệt may, để chiếm lĩnh cũng như nâng cao vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều về phương diện thị trường, nguồn hàng khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị trường./.
Mặc dù có không ít khó khăn và thách thức tiềm ẩn trong năm 2013, ngành dệt may Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục đạt những kết quả tốt về xuất khẩu với dự kiến giữ mức tăng trưởng 12-15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,8-19,3 tỷ USD.
Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: Nếu như các năm trước, sau khi nghỉ Tết, các doanh nghiệp dệt may thường lâm vào tình trạng "lao đao" vì tình trạng lao động không quay lại làm việc thì năm nay phần lớn lao động đã trở lại làm việc ngay trong ngày ra quân đầu năm. Tại các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ lao động trở lại làm việc gần như đạt 100%. Điều này đã giúp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thuận lợi ngay từ những tháng đầu năm.
Cùng với thuận lợi về lực lượng lao động, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tích cực tận dụng cơ hội mở rộng thị trường mới sang các nước như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực châu Phi, Trung Đông, trong khi vẫn duy trì được các bạn hàng cũ trước đây là Nga, Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản, EU...
Hiệp hội dệt may Việt Nam đã khuyến cáo, các doanh nghiệp phải có độ linh hoạt cao để xác định nhu cầu của từng thị trường, tìm các thị trường ngách. Các đơn vị mạnh trong Tập đoàn như Tổng công ty Phong Phú, Việt Tiến, May 10, May Hưng Yên… đều tăng trưởng xuất khẩu từ 12-15%/năm. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 6/2013. Các thị trường xuất khẩu cũng đang dần hồi phục và có mức tăng trưởng hơn năm trước.
Để giữ vững thị trường, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo các doanh nghiệp cần khắc phục được những hạn chế, như: cải thiện đáng kể về tỷ lệ nội địa hóa. Ngành dệt may nước Việt Nam từ chỗ chỉ có 20-25% nguyên liệu nguồn gốc nội địa, đến thời điểm hiện nay đã nâng lên 48-50%, nhưng nếu so với các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ có 90% nguyên liệu nội địa thì con số 48-50% tỷ lệ nội địa của Việt Nam vẫn là hạn chế. Đây là điểm mà ngành dệt may cần phấn đấu trong thời gian dài để cải thiện tỷ lệ này.
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), thị trường xuất khẩu dệt may vẫn không tránh khỏi khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục phát sinh, nhất là vừa qua giá xăng dầu tăng khiến chi phí vận tải tăng sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng... Đây là một thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may phải có phương án phân bổ năng lực sản xuất phù hợp; đồng thời tiếp tục cắt giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nâng cao năng suất để giảm giá thành và tăng thu nhập cho người lao động.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm phải tăng thêm 2 tỷ USD, các doanh nghiệp cần tích cực chú trọng đến việc cải thiện năng suất lao động, nghiên cứu đầu tư cho mô hình sản xuất hàng FOB, đẩy mạnh mô hình trao đổi liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành để cùng nhau vượt qua khủng hoảng; đồng thời, tiếp tục củng cố vị thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đi vào sản xuất những mặt hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật, có chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt trong việc đáp ứng đơn hàng quy mô nhỏ và vừa với thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành nên những đặc thù thị trường ngách dệt may trong thời gian tới.
Hiệp hội dệt may Việt Nam dự báo thị trường xuất khẩu vẫn có nhiều bất ổn, bởi một số các nước lớn như Mỹ đều dự báo tăng trưởng không khả quan hơn so với năm 2012. Đối với ngành dệt may, để chiếm lĩnh cũng như nâng cao vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều về phương diện thị trường, nguồn hàng khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị trường./.
Hằng Trần (TTXVN)