Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) có văn bản gửi Chính phủ đề xuất tiếp tục cho phép các doanh nghiệp được hưởng ân hạn 275 ngày cho thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Theo Vitas, mặc dù Tổng cục Hải quan đã bổ sung điều kiện được ân hạn thuế là các doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phải nộp ngay thuế nhập khẩu hoặc trình bảo lãnh của ngân hàng mới được ân hạn thuế nhưng đây lại là một điều kiện rất khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay.
[Dệt may VN sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 15 tỷ USD]
Mới đây, Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ và Quốc hội về bỏ ân hạn thuế, và có xu hướng bỏ ân hạn thuế 275 ngày. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phù hợp với thời điểm hiện nay bởi các doanh nghiệp dệt may đang cố gắng vượt ra khỏi việc gia công để làm FOB (doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ thành phẩm) nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Vì thế, nếu bỏ ân hạn thuế 275 ngày thì nhiều doanh nghiệp có khả năng quay trở lại gia công và ngành dệt may vẫn chỉ dừng lại ở lấy công làm lãi.
Cùng với đó, nếu bỏ ân hạn thuế đối với doanh nghiệp có đơn hàng FOB 40% và có đơn hàng kéo dài 6-7 tháng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chưa xuất hàng xong đã đến ngày thanh khoản, nộp thuế. Mặt khác, khi nhập khẩu nguyên phụ liệu về Việt Nam, doanh nghiệp không đủ tiền để đóng thuế. Để được ân hạn thuế, doanh nghiệp phải được bảo lãnh của ngân hàng khiến khó khăn lại càng thêm chồng chất./.
Theo Vitas, mặc dù Tổng cục Hải quan đã bổ sung điều kiện được ân hạn thuế là các doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phải nộp ngay thuế nhập khẩu hoặc trình bảo lãnh của ngân hàng mới được ân hạn thuế nhưng đây lại là một điều kiện rất khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay.
[Dệt may VN sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 15 tỷ USD]
Mới đây, Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ và Quốc hội về bỏ ân hạn thuế, và có xu hướng bỏ ân hạn thuế 275 ngày. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phù hợp với thời điểm hiện nay bởi các doanh nghiệp dệt may đang cố gắng vượt ra khỏi việc gia công để làm FOB (doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ thành phẩm) nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Vì thế, nếu bỏ ân hạn thuế 275 ngày thì nhiều doanh nghiệp có khả năng quay trở lại gia công và ngành dệt may vẫn chỉ dừng lại ở lấy công làm lãi.
Cùng với đó, nếu bỏ ân hạn thuế đối với doanh nghiệp có đơn hàng FOB 40% và có đơn hàng kéo dài 6-7 tháng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chưa xuất hàng xong đã đến ngày thanh khoản, nộp thuế. Mặt khác, khi nhập khẩu nguyên phụ liệu về Việt Nam, doanh nghiệp không đủ tiền để đóng thuế. Để được ân hạn thuế, doanh nghiệp phải được bảo lãnh của ngân hàng khiến khó khăn lại càng thêm chồng chất./.
Uyên Hương (TTXVN)