Sau hơn một năm triển khai, hôm qua (31/5), tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và ngành chức năng góp ý về “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.” Nhiều đại biểu không tán thành và băn khoăn về một số vấn đề.
Xuất khẩu khó khăn hơn
Chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 10% giá trị xuất khẩu cả nước, ngành da giày Việt Nam đang giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
Kết thúc năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt hơn 4 tỷ USD, giảm gần 16% so với năm 2008.
Do kinh tế thế giới hồi phục, ngành đã mạnh dạn đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là 5,3 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, trong quy hoạch của mình, bộ đã đưa ra con số mà theo nhiều doanh nghiệp là “trong mơ” khi lần lượt các năm 2015, 2020, 2025 là 10,4 tỷ USD, 16,5 tỷ USD và 24 tỷ USD.
Tính ra 15 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng gấp 4 lần, với mức tăng trung bình hàng năm là khoảng 26%.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế, ngành da giày Việt Nam hiện đã qua giai đoạn bùng nổ mà chủ yếu chỉ phát triển chiều sâu và thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng chỉ đạt mức xấp xỉ 15%.
“Quy hoạch chỉ đưa các con số đầy tham vọng mà thiếu các dữ liệu cần thiết để cụ thể hóa, thực hiện kế hoạch đó. Cụ thể là chưa làm rõ được cơ sở thực hiện như thế nào. Khi ta tăng thì ngược lại đối thủ xuất khẩu nào sẽ giảm? Chính sách cụ thể ra sao? Quy hoạch vẫn chưa tính đến khả năng thị trường thế giới đang trong giai đoạn bão hòa,” ông Đỗ Chí Tiến - Phó Giám đốc Công ty giày Phú Lâm phân tích.
Ông Nguyễn Nam Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đồng ý rằng số liệu phấn đấu mà quy hoạch đưa ra là quá tham vọng, chưa bám sát thực tế và chưa chú ý đến những vấn đề khả thi.
Ông Nguyễn Hữu Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam cho biết Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc... Nguyên nhân là phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu và chi phí nhân công cao hơn nên không còn thuận lợi như trước.
Trong khi đó, dự đoán trong ba năm tới, thị trường xuất khẩu thế giới chỉ tăng khoảng 3-5%, đồng thời xu hướng tiêu dùng thay đổi cũng là một thách thức lớn với doanh nghiệp.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài; năng lực thiết kế, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao còn thiếu.
“Đây là quy hoạch mở và các con số là chỉ tiêu phấn đấu. Chúng tôi không muốn đưa ra một kế hoạch mà ngành chỉ cần ngồi yên cũng đạt được,” ông Ngô Đại Quang - Viện trưởng Viện Nghiên cứu da giày cho biết.
Hướng về thị trường nội địa
Hiện cả nước có hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giày, trong đó 70% là sản xuất theo phương thức gia công thuần túy cho các hãng giày dép thời trang trên thế giới như Nike, Converse... trong đó kỹ thuật, công nghệ và thiết kế sản phẩm hầu như phụ thuộc 100% vào đối tác nước ngoài.
Theo ông Hải, 15 năm tới, ngành da giày Việt Nam vẫn nhận gia công là chủ yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên thuần túy gia công như thời gian trước mà cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hình thành các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng cho rằng nên phân chia ra doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu và doanh nghiệp chỉ làm công việc phục vụ thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ nên chú trọng đến vấn đề sản xuất và xuất khẩu, trong khi những doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước chú tâm đến việc xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã, công tác thị trường...
“Mức tiêu thụ giày dép hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam là hơn 130 triệu đôi, trong đó, hàng ngoại chiếm hơn 70%, tương đương gần 1 tỷ USD. Mục tiêu mà chúng tôi đưa ra trong năm nay là ngành da giày sẽ chiếm 50% thị phần trong nước, vượt mức dưới 30% như hiện nay,” ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, ông Quang cũng lo ngại việc thiếu thương hiệu, kênh phân phối, kiểu dáng đơn điệu là những lý do chính khiến giày dép Việt Nam thua thiệt ngay tại thị trường nội địa./.
Xuất khẩu khó khăn hơn
Chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 10% giá trị xuất khẩu cả nước, ngành da giày Việt Nam đang giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
Kết thúc năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt hơn 4 tỷ USD, giảm gần 16% so với năm 2008.
Do kinh tế thế giới hồi phục, ngành đã mạnh dạn đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là 5,3 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, trong quy hoạch của mình, bộ đã đưa ra con số mà theo nhiều doanh nghiệp là “trong mơ” khi lần lượt các năm 2015, 2020, 2025 là 10,4 tỷ USD, 16,5 tỷ USD và 24 tỷ USD.
Tính ra 15 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng gấp 4 lần, với mức tăng trung bình hàng năm là khoảng 26%.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế, ngành da giày Việt Nam hiện đã qua giai đoạn bùng nổ mà chủ yếu chỉ phát triển chiều sâu và thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng chỉ đạt mức xấp xỉ 15%.
“Quy hoạch chỉ đưa các con số đầy tham vọng mà thiếu các dữ liệu cần thiết để cụ thể hóa, thực hiện kế hoạch đó. Cụ thể là chưa làm rõ được cơ sở thực hiện như thế nào. Khi ta tăng thì ngược lại đối thủ xuất khẩu nào sẽ giảm? Chính sách cụ thể ra sao? Quy hoạch vẫn chưa tính đến khả năng thị trường thế giới đang trong giai đoạn bão hòa,” ông Đỗ Chí Tiến - Phó Giám đốc Công ty giày Phú Lâm phân tích.
Ông Nguyễn Nam Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đồng ý rằng số liệu phấn đấu mà quy hoạch đưa ra là quá tham vọng, chưa bám sát thực tế và chưa chú ý đến những vấn đề khả thi.
Ông Nguyễn Hữu Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam cho biết Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc... Nguyên nhân là phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu và chi phí nhân công cao hơn nên không còn thuận lợi như trước.
Trong khi đó, dự đoán trong ba năm tới, thị trường xuất khẩu thế giới chỉ tăng khoảng 3-5%, đồng thời xu hướng tiêu dùng thay đổi cũng là một thách thức lớn với doanh nghiệp.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài; năng lực thiết kế, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao còn thiếu.
“Đây là quy hoạch mở và các con số là chỉ tiêu phấn đấu. Chúng tôi không muốn đưa ra một kế hoạch mà ngành chỉ cần ngồi yên cũng đạt được,” ông Ngô Đại Quang - Viện trưởng Viện Nghiên cứu da giày cho biết.
Hướng về thị trường nội địa
Hiện cả nước có hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giày, trong đó 70% là sản xuất theo phương thức gia công thuần túy cho các hãng giày dép thời trang trên thế giới như Nike, Converse... trong đó kỹ thuật, công nghệ và thiết kế sản phẩm hầu như phụ thuộc 100% vào đối tác nước ngoài.
Theo ông Hải, 15 năm tới, ngành da giày Việt Nam vẫn nhận gia công là chủ yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên thuần túy gia công như thời gian trước mà cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hình thành các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng cho rằng nên phân chia ra doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu và doanh nghiệp chỉ làm công việc phục vụ thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ nên chú trọng đến vấn đề sản xuất và xuất khẩu, trong khi những doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước chú tâm đến việc xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã, công tác thị trường...
“Mức tiêu thụ giày dép hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam là hơn 130 triệu đôi, trong đó, hàng ngoại chiếm hơn 70%, tương đương gần 1 tỷ USD. Mục tiêu mà chúng tôi đưa ra trong năm nay là ngành da giày sẽ chiếm 50% thị phần trong nước, vượt mức dưới 30% như hiện nay,” ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, ông Quang cũng lo ngại việc thiếu thương hiệu, kênh phân phối, kiểu dáng đơn điệu là những lý do chính khiến giày dép Việt Nam thua thiệt ngay tại thị trường nội địa./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)