Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (ECSE) mới tiến hành khảo sát tình trạng ngành công nghiệp xe hơi Pháp và khuyến nghị Liên minh châu Âu (EU) cần hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất ôtô để đối phó với tình trạng dôi dư công suất trong ngành công nghiệp này.
Ngành công nghiệp ôtô Pháp đang phải chịu sức ép ngày càng tăng, trong bối cảnh các nền kinh tế châu Âu đình đốn. Năm 2011, Pháp sản xuất khoảng 2 triệu chiếc ôtô, tương đương hơn 3% tổng sản lượng toàn cầu, so với mức tương ứng 10% của Đức.
CESE cảnh báo tới năm 2015 Pháp sẽ chỉ chiếm 2% sản lượng ôtô toàn cầu, trong khi con số này của Đức là 6%; kêu gọi EU xây dựng chính sách công nghiệp trên quy mô toàn khối để hỗ trợ hiện đại hoá cơ sở chế tạo.
Công nghiệp sản xuất ôtô hiện là ngành thu hút nhiều lao động trong bối cảnh số người không có việc làm trong tháng 9/2011 tại Pháp lần đầu tiên trong một thập niên qua đã tăng lên trên 3 triệu, và tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ sớm cán mốc 10%. Khoảng 60.000 người đang được tuyển dụng trực tiếp vào các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tại Pháp, cộng với các nhà cung cấp/nhà thầu phụ, nâng tổng số lao động trong ngành này lên gần 250.000 người.
CESE - một tổ chức tư vấn của Pháp - nói xu hướng dư thừa công suất chế tạo trong ngành ôtô Pháp đang ngày một tăng, khi nước này (với nhiều nhà máy đã già cỗi) đã trở thành nước nhập khẩu ròng xe hơi. CESE kêu gọi EU xây dựng chính sách công nghiệp trên quy mô toàn khối để hỗ trợ hiện đại hoá cơ sở chế tạo.
Chủ tịch Hiệp hội chế tạo ôtô châu Âu (ACEA), Sergio Marchionne, đã kêu gọi hướng tới một cách tiếp cận trên phạm vi toàn châu Âu để giải quyết vấn đề dư thừa công suất cũng như năng lực cạnh tranh, và chỉ trích các hãng xe Đức đã ngăn cản những nỗ lực trong lĩnh vực này.
CESE dự đoán Đức - nơi "sức khoẻ" ngành công nghiệp ôtô tốt hơn Pháp - và các nước Đông Âu (nơi các hãng xe châu Á và một số hãng châu Âu đã xây dựng các nhà máy mới), sẽ phản đối chính sách hỗ trợ các hãng xe Tây Âu. CESE cho rằng nếu "không hành động trong lĩnh vực này sẽ dẫn tới sự suy yếu trong dài hạn đối với các hãng xe Pháp, và ảnh hưởng tới thị trường lao động."
Hiện hai nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Pháp là PS Peugeot Citroen và Renault đang phải vật lộn để tồn tại. Chính phủ Pháp sẽ đứng ra bảo lãnh cho hãng xe PSA Peugeot Citroen vay khoảng 5-7 tỷ euro (6,5-9 tỷ USD). Và đổi lại, chính phủ yêu cầu Peugeot phải giảm bớt kế hoạch sa thải nhân công./.
Ngành công nghiệp ôtô Pháp đang phải chịu sức ép ngày càng tăng, trong bối cảnh các nền kinh tế châu Âu đình đốn. Năm 2011, Pháp sản xuất khoảng 2 triệu chiếc ôtô, tương đương hơn 3% tổng sản lượng toàn cầu, so với mức tương ứng 10% của Đức.
CESE cảnh báo tới năm 2015 Pháp sẽ chỉ chiếm 2% sản lượng ôtô toàn cầu, trong khi con số này của Đức là 6%; kêu gọi EU xây dựng chính sách công nghiệp trên quy mô toàn khối để hỗ trợ hiện đại hoá cơ sở chế tạo.
Công nghiệp sản xuất ôtô hiện là ngành thu hút nhiều lao động trong bối cảnh số người không có việc làm trong tháng 9/2011 tại Pháp lần đầu tiên trong một thập niên qua đã tăng lên trên 3 triệu, và tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ sớm cán mốc 10%. Khoảng 60.000 người đang được tuyển dụng trực tiếp vào các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tại Pháp, cộng với các nhà cung cấp/nhà thầu phụ, nâng tổng số lao động trong ngành này lên gần 250.000 người.
CESE - một tổ chức tư vấn của Pháp - nói xu hướng dư thừa công suất chế tạo trong ngành ôtô Pháp đang ngày một tăng, khi nước này (với nhiều nhà máy đã già cỗi) đã trở thành nước nhập khẩu ròng xe hơi. CESE kêu gọi EU xây dựng chính sách công nghiệp trên quy mô toàn khối để hỗ trợ hiện đại hoá cơ sở chế tạo.
Chủ tịch Hiệp hội chế tạo ôtô châu Âu (ACEA), Sergio Marchionne, đã kêu gọi hướng tới một cách tiếp cận trên phạm vi toàn châu Âu để giải quyết vấn đề dư thừa công suất cũng như năng lực cạnh tranh, và chỉ trích các hãng xe Đức đã ngăn cản những nỗ lực trong lĩnh vực này.
CESE dự đoán Đức - nơi "sức khoẻ" ngành công nghiệp ôtô tốt hơn Pháp - và các nước Đông Âu (nơi các hãng xe châu Á và một số hãng châu Âu đã xây dựng các nhà máy mới), sẽ phản đối chính sách hỗ trợ các hãng xe Tây Âu. CESE cho rằng nếu "không hành động trong lĩnh vực này sẽ dẫn tới sự suy yếu trong dài hạn đối với các hãng xe Pháp, và ảnh hưởng tới thị trường lao động."
Hiện hai nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Pháp là PS Peugeot Citroen và Renault đang phải vật lộn để tồn tại. Chính phủ Pháp sẽ đứng ra bảo lãnh cho hãng xe PSA Peugeot Citroen vay khoảng 5-7 tỷ euro (6,5-9 tỷ USD). Và đổi lại, chính phủ yêu cầu Peugeot phải giảm bớt kế hoạch sa thải nhân công./.
Hương Giang (TTXVN)