Israel, một trong những quốc gia có ngành chế tác kim cương phát triển và thị trường giao dịch kim cương sôi động nhất thế giới, đang đối mặt với sự suy giảm do tình trạng thiếu nhân công trong nước.
Các thợ cắt và đánh bóng kim cương trong nước đang dần được thay thế bằng lực lượng nhân công đến từ Ấn Độ và Trung Quốc với chi phí thấp hơn.
Trong năm 2011, nhập khẩu kim cương thô của Israel là 4,4 tỷ USD và xuất khẩu kim cương thành phẩm đạt 7,2 tỷ USD, trong đó, lượng kim cương được cắt gọt và đánh bóng trong nước chỉ là 1,5 tỷ USD, giảm mạnh so với một thập niên trước, số còn lại được gửi ra nước ngoài để chế tác trước khi xuất khẩu.
Mức lương trả cho nhân công chế tác kim cương ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước nhập khẩu kim cương thô lớn nhất thế giới, đang thấp một cách khó có thể cạnh tranh. Cùng với đó, giá sản phẩm thô cũng tăng mạnh so với giá thành sản phẩm cuối cùng, làm giảm lợi nhuận ngành công nghiệp kim cương Israel.
Thương mại cũng chậm lại do niềm tin của thị trường đã bị lung lay bởi các vụ điều tra về việc trốn thuế và hoạt động rửa tiền diễn ra tại Israel đầu năm 2012.
Để khắc phục những khó khăn trong ngành công nghiệp kim cương cũng như cải thiện tình trạng nhân công, Israel đang lên kế hoạch nhằm thu hút nhóm Do Thái chính thống, những người tuân theo nguyên tắc tôn giáo, không thể hoặc không sẵn sàng gia nhập vào đội ngũ lao động thông thường, và gây ra áp lực nặng nề lên nền kinh tế nước này. Kế hoạch giúp phục hồi ngành công nghiệp kim cương dự kiến tiêu tốn hàng triệu USD.
Ngành công nghiệp kim cương Israel đã phát triển từ khi quốc gia này được thành lập cách đây 64 năm. Hàng năm, có khoảng 1/3 lượng kim cương thô sản xuất trên thế giới được chuyển tới Israel để chế tác, và riêng kim cương chiếm tới hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nước này.
Vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, có tới 20.000 người tham gia chế tác và đánh bóng kim cương trong nước. Tuy nhiên, con số này hiện giảm còn khoảng 2.000 người.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã tác động đến ngành công nghiệp kim cương ở Israel, khiến doanh thu ngành này giảm một nửa so với đầu năm 2009, mặc dù trong năm 2011 doanh thu có tăng trở lại mức trước thời kỳ khủng hoảng. Doanh thu ngành công nghiệp kim cương dự đoán giảm nhẹ trong năm 2012.
Viện nghiên cứu ngành kim hoàn Mỹ (GIA) dự định sẽ mở phòng thí nghiệm tại Israel, giúp các xưởng chế tạo có thể phân loại và định giá kim cương ngay ở đó thay vì gửi sang Mỹ. Việc cắt giảm chi phí và tăng sản lượng sẽ giúp ngành công nghiệp kim cương tại nước này có thêm khoảng 30-50 triệu USD/năm.
Trước tình hình ngành công nghiệp kim cương tại Israel còn tồn đọng nhiều khó khăn, chính phủ nước này đưa ra gói hỗ trợ 200 triệu USD trong 5 năm nhằm khuyến khích những người Do Thái chính thống tham gia ngành này, đồng thời đưa ra trợ cấp cho các nhà xuất khẩu nhỏ và những công ty tiếp thị./.
Các thợ cắt và đánh bóng kim cương trong nước đang dần được thay thế bằng lực lượng nhân công đến từ Ấn Độ và Trung Quốc với chi phí thấp hơn.
Trong năm 2011, nhập khẩu kim cương thô của Israel là 4,4 tỷ USD và xuất khẩu kim cương thành phẩm đạt 7,2 tỷ USD, trong đó, lượng kim cương được cắt gọt và đánh bóng trong nước chỉ là 1,5 tỷ USD, giảm mạnh so với một thập niên trước, số còn lại được gửi ra nước ngoài để chế tác trước khi xuất khẩu.
Mức lương trả cho nhân công chế tác kim cương ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước nhập khẩu kim cương thô lớn nhất thế giới, đang thấp một cách khó có thể cạnh tranh. Cùng với đó, giá sản phẩm thô cũng tăng mạnh so với giá thành sản phẩm cuối cùng, làm giảm lợi nhuận ngành công nghiệp kim cương Israel.
Thương mại cũng chậm lại do niềm tin của thị trường đã bị lung lay bởi các vụ điều tra về việc trốn thuế và hoạt động rửa tiền diễn ra tại Israel đầu năm 2012.
Để khắc phục những khó khăn trong ngành công nghiệp kim cương cũng như cải thiện tình trạng nhân công, Israel đang lên kế hoạch nhằm thu hút nhóm Do Thái chính thống, những người tuân theo nguyên tắc tôn giáo, không thể hoặc không sẵn sàng gia nhập vào đội ngũ lao động thông thường, và gây ra áp lực nặng nề lên nền kinh tế nước này. Kế hoạch giúp phục hồi ngành công nghiệp kim cương dự kiến tiêu tốn hàng triệu USD.
Ngành công nghiệp kim cương Israel đã phát triển từ khi quốc gia này được thành lập cách đây 64 năm. Hàng năm, có khoảng 1/3 lượng kim cương thô sản xuất trên thế giới được chuyển tới Israel để chế tác, và riêng kim cương chiếm tới hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nước này.
Vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, có tới 20.000 người tham gia chế tác và đánh bóng kim cương trong nước. Tuy nhiên, con số này hiện giảm còn khoảng 2.000 người.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã tác động đến ngành công nghiệp kim cương ở Israel, khiến doanh thu ngành này giảm một nửa so với đầu năm 2009, mặc dù trong năm 2011 doanh thu có tăng trở lại mức trước thời kỳ khủng hoảng. Doanh thu ngành công nghiệp kim cương dự đoán giảm nhẹ trong năm 2012.
Viện nghiên cứu ngành kim hoàn Mỹ (GIA) dự định sẽ mở phòng thí nghiệm tại Israel, giúp các xưởng chế tạo có thể phân loại và định giá kim cương ngay ở đó thay vì gửi sang Mỹ. Việc cắt giảm chi phí và tăng sản lượng sẽ giúp ngành công nghiệp kim cương tại nước này có thêm khoảng 30-50 triệu USD/năm.
Trước tình hình ngành công nghiệp kim cương tại Israel còn tồn đọng nhiều khó khăn, chính phủ nước này đưa ra gói hỗ trợ 200 triệu USD trong 5 năm nhằm khuyến khích những người Do Thái chính thống tham gia ngành này, đồng thời đưa ra trợ cấp cho các nhà xuất khẩu nhỏ và những công ty tiếp thị./.
Đào Linh (TTXVN)