Nếu như thời điểm cuối năm 2012 đầu năm 2013, ngành chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi và có cơ hội hồi phục sau một thời gian đi xuống thì đến thời điểm này ngành chăn nuôi lại phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn như giá cả, dịch bệnh, gia cầm nhập lậu...
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng nếu như các ngành chức năng và người chăn nuôi không có những biện pháp để khắc phục những khó khăn trên, rất có thể cuối năm nay và thậm chí đầu năm 2014 nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong nước sẽ thiếu.
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong quý 1 đã giảm đáng kể. Cụ thể đàn lợn, gia cầm giảm 2-3%; đàn trâu bò giảm 3-4% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân của tình trạng trên được ông Nguyễn Xuân Dương chỉ ra là do giá bán sản phẩm thấp, sức mua của thị trường giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, tình trạng nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm vẫn còn. Đặc biệt, người chăn nuôi hiện đang thiếu vốn, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng bỏ trống chuồng, trại tại nhiều địa phương.
Phân tích các nguyên nhân trên, ông Dương cho rằng, hiện giá các sản phẩm chăn nuôi trong nước đang ở mức thấp nhất so với các nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. Cụ thể, giá thịt lợn hơi bình quân (quý 1 vừa qua) chỉ khoảng 40.000 đồng/kg (trong khi ở Thái Lan 43.000 đồng/kg; Trung Quốc là 46.000 đồng/kg).
Ngoài ra, sức mua trên thị trường yếu dẫn đến đàn lợn đến tuổi xuất chuồng không bán được, bị quá lứa làm cho số đầu con giảm nên tổng sản lượng thịt lại không giảm hoặc giảm không đáng kể. Đó là các yếu tố dẫn đến giá thịt lợn hơi giảm. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi trong nước lại đang ở mức cao, cụ thể thức ăn công nghiệp cho lợn choai ở Việt Nam có giá từ 13.000 đến 14.000 đồng/kg, trong khi đó cũng loại thức ăn này ở Thái Lan chỉ ở mức 12.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi nói chung và cụ thể là người chăn nuôi. Trước mắt, các ngành chức năng phải tăng cường kiểm soát dịch bệnh; đồng thời có biện pháp quản lý chặt không để gia súc, gia cầm, nhất là gà thải loại, gà giống không rõ nguồn gốc nhập lậu gây bất ổn cho thị trường thực phẩm và sản xuất chăn nuôi trong nước. Bên cạnh đó, cần có giải pháp kích cầu, khai thông thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Trong khi chờ các chính sách từ Chính phủ và các bộ, ngành, người chăn nuôi chủ động tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi, mà trước tiên giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích sử dụng thức ăn chế biến bằng nguyên liệu tại chỗ, các cơ sở chăn nuôi hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh sang sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với các nguồn nguyên liệu có sẵn trong dân (ngô, cám, khoai, sắn…), cách làm này chắc chắn sẽ giúp giảm giá thành ít nhất 5%. Duy trì quy mô đàn lợn ở mức tối thiểu để khi có cơ hội sẽ phát triển quy mô đàn gia súc, gia cầm.
Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị các địa phương chỉ đạo triệt để việc thực hiện “gói tín dụng” hỗ trợ phát triển chăn nuôi và thủy sản tại Văn bản 1149/TTg-KTN ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, sớm tái cơ cấu lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng khuyến khích phát triển những loại vật nuôi, loại hình sản xuất chăn nuôi mà Việt Nam có thế mạnh như gà thả vườn, vịt, bò sữa và lợn…; khẩn trương hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn và bền vững, tức là hỗ trợ phát triển các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chứ không phải các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng theo kiểu "đắt nuôi rẻ bỏ.”
Mặt khác phải sửa đổi Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó có chính sách hỗ trợ hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn để tạo đà và sức cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng cho tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu mà còn hướng tới xuất khẩu.
Hiện nay, chăn nuôi đang gặp khó khăn, nhưng ông Dương vẫn tin rằng ngành chăn nuôi sẽ có những điều chỉnh, sắp xếp lại theo một trật tự mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng nếu như các ngành chức năng và người chăn nuôi không có những biện pháp để khắc phục những khó khăn trên, rất có thể cuối năm nay và thậm chí đầu năm 2014 nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong nước sẽ thiếu.
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong quý 1 đã giảm đáng kể. Cụ thể đàn lợn, gia cầm giảm 2-3%; đàn trâu bò giảm 3-4% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân của tình trạng trên được ông Nguyễn Xuân Dương chỉ ra là do giá bán sản phẩm thấp, sức mua của thị trường giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, tình trạng nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm vẫn còn. Đặc biệt, người chăn nuôi hiện đang thiếu vốn, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng bỏ trống chuồng, trại tại nhiều địa phương.
Phân tích các nguyên nhân trên, ông Dương cho rằng, hiện giá các sản phẩm chăn nuôi trong nước đang ở mức thấp nhất so với các nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. Cụ thể, giá thịt lợn hơi bình quân (quý 1 vừa qua) chỉ khoảng 40.000 đồng/kg (trong khi ở Thái Lan 43.000 đồng/kg; Trung Quốc là 46.000 đồng/kg).
Ngoài ra, sức mua trên thị trường yếu dẫn đến đàn lợn đến tuổi xuất chuồng không bán được, bị quá lứa làm cho số đầu con giảm nên tổng sản lượng thịt lại không giảm hoặc giảm không đáng kể. Đó là các yếu tố dẫn đến giá thịt lợn hơi giảm. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi trong nước lại đang ở mức cao, cụ thể thức ăn công nghiệp cho lợn choai ở Việt Nam có giá từ 13.000 đến 14.000 đồng/kg, trong khi đó cũng loại thức ăn này ở Thái Lan chỉ ở mức 12.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi nói chung và cụ thể là người chăn nuôi. Trước mắt, các ngành chức năng phải tăng cường kiểm soát dịch bệnh; đồng thời có biện pháp quản lý chặt không để gia súc, gia cầm, nhất là gà thải loại, gà giống không rõ nguồn gốc nhập lậu gây bất ổn cho thị trường thực phẩm và sản xuất chăn nuôi trong nước. Bên cạnh đó, cần có giải pháp kích cầu, khai thông thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Trong khi chờ các chính sách từ Chính phủ và các bộ, ngành, người chăn nuôi chủ động tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi, mà trước tiên giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích sử dụng thức ăn chế biến bằng nguyên liệu tại chỗ, các cơ sở chăn nuôi hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh sang sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với các nguồn nguyên liệu có sẵn trong dân (ngô, cám, khoai, sắn…), cách làm này chắc chắn sẽ giúp giảm giá thành ít nhất 5%. Duy trì quy mô đàn lợn ở mức tối thiểu để khi có cơ hội sẽ phát triển quy mô đàn gia súc, gia cầm.
Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị các địa phương chỉ đạo triệt để việc thực hiện “gói tín dụng” hỗ trợ phát triển chăn nuôi và thủy sản tại Văn bản 1149/TTg-KTN ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, sớm tái cơ cấu lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng khuyến khích phát triển những loại vật nuôi, loại hình sản xuất chăn nuôi mà Việt Nam có thế mạnh như gà thả vườn, vịt, bò sữa và lợn…; khẩn trương hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn và bền vững, tức là hỗ trợ phát triển các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chứ không phải các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng theo kiểu "đắt nuôi rẻ bỏ.”
Mặt khác phải sửa đổi Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó có chính sách hỗ trợ hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn để tạo đà và sức cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng cho tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu mà còn hướng tới xuất khẩu.
Hiện nay, chăn nuôi đang gặp khó khăn, nhưng ông Dương vẫn tin rằng ngành chăn nuôi sẽ có những điều chỉnh, sắp xếp lại theo một trật tự mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển.
Năm 2013, ngành chăn nuôi đưa ra mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành là 6,5-7%; sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,6 triệu tấn; sản lượng trứng 8.543 triệu quả; 417.000 tấn sữa và 13,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp |
Thành Trung (TTXVN)