Từ thực tiễn bước đầu thành công của một số bảo tàng thời gian qua cho thấy nhận thức, đổi mới tư duy về nhiệm vụ của bảo tàng cũng như phương thức hoạt động là điều kiện đầu tiên để thay đổi và phát triển hoạt động thu hút khách đến.
Đó là quan điểm chung của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học-thực tiễn “Làm thế nào để thu hút khách thăm quan đến bảo tàng?” được tổ chức sáng nay (ngày 18/5) tại Hà Nội. Hội thảo cũng là hoạt động nhân kỷ niệm 36 năm Ngày quốc tế Bảo tàng (18/5/1977-18/5/2013) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ Bảo tàng Việt Nam phối hợp tổ chức. “Bài toán” khó của bảo tàng... Phó giáo sư, tiến sỹ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Di sản Văn hóa Việt Nam Đỗ Văn Trụ đánh giá, với tư cách là một trong các thiết chế văn hóa của đất nước, bảo tàng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc... Ông Đỗ Văn Trụ thừa nhận, hoạt động của các bảo tàng Việt Nam nói chung, đặc biệt là việc thu hút công chúng đến với bảo tàng nói riêng, ngoài một số bảo tàng tỏ ra năng động trong nền kinh tế thị trường, là điểm hẹn văn hóa hấp dẫn khách thăm quan trong và ngoài nước như Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ... thì một số còn lại vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đặc biệt, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều năm qua, “bức tranh” về thực trạng hoạt động của bảo tàng được phác họa bằng những cụm từ “thiếu thẩm mỹ” như: "chết lâm sàng", tư duy bao cấp, lạc hậu, "thoi thóp", lộn xộn, nhếch nhác, xấu hổ, hết sức thiếu hấp dẫn, nghèo nàn, thiếu lòng tin ở bảo tàng... “Nhưng dù sao chăng nữa, những ý kiến nêu trên cũng phản ánh một điều gì đó có phần bất ổn, bức xúc về hiệu quả hoạt động của nhiều bảo tàng Việt Nam hiện nay so với tiềm năng và yêu cầu của thời cuộc,” vị chuyên gia nhấn mạnh. Tình hình đó đặt ra cho những người làm trong lĩnh vực bảo tàng Việt Nam nhiều vấn đề phải suy và hành động, để làm thế nào để thu hút công chúng đến với bảo tàng thường xuyên, để bảo tàng khẳng định vai trò cần thiết không thể thiếu trong hệ thống các thiết chế văn hóa, giáo dục của xã hội? Liệu rằng từ di sản, bằng sáng tạo của mình những nhà quản lý bảo tàng có thể làm gì để góp phần thay đổi ý thức xã hội?...
Lời giải từ giáo dục? Các chuyên gia ở cả hai miền nam, bắc cho rằng để thu hút khách và du khách đến bảo tàng thì trước hết, nhận thức tư duy của những người trong lĩnh vực này phải đổi mới. Theo đó, những người đang trực tiếp làm công tác bảo tồn, bảo tàng phải thay đổi từ cách lựa chọn hiện vật để trưng bày giới thiệu, cách thông tin, tiếp cận công chúng, cách PR cho mình, liên kết với các đối tác cũng như tổ chức công việc và bộ máy nhân sự. Đặc biệt, phải lấy việc phát triển công chúng làm mục tiêu, động lực cho bản thân bảo tàng. Sự đổi mới trước hết phải trên cơ sở thực tế của bảo tàng và phải tự lực, làm từng bước, vừa sức mình và kiên trì để có sự đổi mới bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các bảo tàng cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, nắm bắt cơ hội, tạo dựng hình ảnh qua các hoạt động thực tiễn cũng như thiết lập quan hệ hợp tác để phát triển và biết kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, như một số kinh nghiệm mà Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ, thạc sỹ Nguyễn Bích Vân nêu ra. Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tích cực tiếp cận cộng đồng. Mục tiêu đổi mới của bảo tàng xét cho cùng, cũng là vì công chúng, nên bảo tàng cần có sự gắn kết thường xuyên với người dân địa phương để tạo niềm tin và xây dựng thương hiệu. Đáng chú ý, các chuyên gia đều bày tỏ sự quan tâm tới việc tiếp cận giáo dục trải nghiệm hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. “Để xây dựng một thói quen, phải bắt đầu từ giáo dục và giáo dục từ tuổi nhỏ. Giáo viên và nhân viên bảo tàng hạn chế can thiệp vào các hoạt động, trò chơi mang tính tương tác, khám phá cao từ các bộ tài liệu mang tính trực quan, sinh động được xây dựng dựa trên bộ sưu tập của bảo tàng,” Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mạng lưới bảo tàng, tiến sỹ Lê Thị Minh Lý khẳng định. Bên cạnh đó, việc phối hợp tương tác và chủ động cung cấp thông tin thường xuyên về các hoạt động mới ở bảo tàng cho các phương tiện truyền thông cũng được lưu ý. Việc làm này nếu tốt sẽ kéo công chúng đến gần hơn với bảo tàng./.
Lời giải từ giáo dục? Các chuyên gia ở cả hai miền nam, bắc cho rằng để thu hút khách và du khách đến bảo tàng thì trước hết, nhận thức tư duy của những người trong lĩnh vực này phải đổi mới. Theo đó, những người đang trực tiếp làm công tác bảo tồn, bảo tàng phải thay đổi từ cách lựa chọn hiện vật để trưng bày giới thiệu, cách thông tin, tiếp cận công chúng, cách PR cho mình, liên kết với các đối tác cũng như tổ chức công việc và bộ máy nhân sự. Đặc biệt, phải lấy việc phát triển công chúng làm mục tiêu, động lực cho bản thân bảo tàng. Sự đổi mới trước hết phải trên cơ sở thực tế của bảo tàng và phải tự lực, làm từng bước, vừa sức mình và kiên trì để có sự đổi mới bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các bảo tàng cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, nắm bắt cơ hội, tạo dựng hình ảnh qua các hoạt động thực tiễn cũng như thiết lập quan hệ hợp tác để phát triển và biết kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, như một số kinh nghiệm mà Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ, thạc sỹ Nguyễn Bích Vân nêu ra. Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tích cực tiếp cận cộng đồng. Mục tiêu đổi mới của bảo tàng xét cho cùng, cũng là vì công chúng, nên bảo tàng cần có sự gắn kết thường xuyên với người dân địa phương để tạo niềm tin và xây dựng thương hiệu. Đáng chú ý, các chuyên gia đều bày tỏ sự quan tâm tới việc tiếp cận giáo dục trải nghiệm hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. “Để xây dựng một thói quen, phải bắt đầu từ giáo dục và giáo dục từ tuổi nhỏ. Giáo viên và nhân viên bảo tàng hạn chế can thiệp vào các hoạt động, trò chơi mang tính tương tác, khám phá cao từ các bộ tài liệu mang tính trực quan, sinh động được xây dựng dựa trên bộ sưu tập của bảo tàng,” Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mạng lưới bảo tàng, tiến sỹ Lê Thị Minh Lý khẳng định. Bên cạnh đó, việc phối hợp tương tác và chủ động cung cấp thông tin thường xuyên về các hoạt động mới ở bảo tàng cho các phương tiện truyền thông cũng được lưu ý. Việc làm này nếu tốt sẽ kéo công chúng đến gần hơn với bảo tàng./.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Di sản Văn hóa Việt Nam Đỗ Văn Trụ, người ta ước tính trong vòng 20-30 năm trở lại đây, số lượng các bảo tàng trên thế giới đã tăng gấp đôi, từ khoảng 30.000 lên đến khoảng 60.000 bảo tàng. Từ một vài bảo tàng do người Pháp xây dựng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến nay Việt Nam đã có 133 bảo tàng. Trong số đó, có 119 bảo tàng công lập và 14 bảo tàng tư nhân từ trung ương đến địa phương, bảo quản gần 2,04 triệu tài liệu, hiện vật quý. |
Xuân Mai (Vietnam+)