Do giá tiêu hạt hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên tăng lên trên 140.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay nên đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đang đua nhau mở rộng diện tích trồng tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch.
Bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, đồng bào các dân tộc đã phát triển cây tiêu ồ ạt, đưa vào trồng ở những chân đất không thích hợp, những vùng đất trũng; nghiêm trọng hơn, đồng bào còn sử dụng tiêu giống không rõ nguồn gốc...dễ dẫn đến hệ lụy sâu bệnh phát sinh gây hại cho cây tiêu.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, hiện có gần 2.000 ha tiêu bị bệnh, trong đó có 1.100 ha tiêu bị bệnh tuyến trùng rễ, diện tích còn lại bị các bệnh thối cổ rễ, thối thân gốc...
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, hàng trăm ha tiêu của đồng bào cũng đã bị “xóa sổ” do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, chủ yếu là do tuyến trùng kết hợp với các loại nấm, rệp sáp hại rễ gây hại.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên: mùa mưa năm nay, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng ngàn ha, đưa diện tích tiêu tăng lên trên 20.000 ha, tăng gần 4.500 ha so với năm 2010; trong đó, tỉnh Đắk Nông hiện có diện tích tiêu nhiều nhất với trên 7.150 ha.
Trước đây, tỉnh Đắk Nông chỉ có vài trăm ha tiêu, tập trung ở huyện Đắk R’Lấp, nhưng nay cả 8 huyện, thị xã đều có diện tích cây tiêu (huyện thấp nhất có 300 ha và huyện Đắk R’Lấp có nhiều nhất với 3.400 ha).
Để phát triển cây tiêu bền vững, theo kế hoạch từ nay đến năm 2015, Đắk Lắk chỉ mở rộng diện tích cây tiêu trên những chân đất thích hợp với 4.900 ha, nhưng nay đã tăng lên trên 6.000 ha. Ở tỉnh Gia Lai, đồng bào cũng ồ ạt tăng diện tích lên trên 6.000 ha, tập trung ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh.
Các tỉnh Tây Nguyên cần sớm có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng phát triển cây tiêu ồ ạt, đồng thời nhanh chóng rà soát, quy hoạch lại đối với từng vùng trồng tiêu để từ đó có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến nông, hướng dẫn đồng bào các dân tộc tập trung đầu tư thâm canh, ổn định diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tiêu hạt.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng khuyến khích đồng bào các dân tộc sử dụng các loại cây trụ sống, trụ xây bằng gạch để trồng tiêu nhằm góp phần hạn chế tình trạng phá rừng trái phép lấy gỗ về làm trụ tiêu./.
Bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, đồng bào các dân tộc đã phát triển cây tiêu ồ ạt, đưa vào trồng ở những chân đất không thích hợp, những vùng đất trũng; nghiêm trọng hơn, đồng bào còn sử dụng tiêu giống không rõ nguồn gốc...dễ dẫn đến hệ lụy sâu bệnh phát sinh gây hại cho cây tiêu.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, hiện có gần 2.000 ha tiêu bị bệnh, trong đó có 1.100 ha tiêu bị bệnh tuyến trùng rễ, diện tích còn lại bị các bệnh thối cổ rễ, thối thân gốc...
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, hàng trăm ha tiêu của đồng bào cũng đã bị “xóa sổ” do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, chủ yếu là do tuyến trùng kết hợp với các loại nấm, rệp sáp hại rễ gây hại.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên: mùa mưa năm nay, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng ngàn ha, đưa diện tích tiêu tăng lên trên 20.000 ha, tăng gần 4.500 ha so với năm 2010; trong đó, tỉnh Đắk Nông hiện có diện tích tiêu nhiều nhất với trên 7.150 ha.
Trước đây, tỉnh Đắk Nông chỉ có vài trăm ha tiêu, tập trung ở huyện Đắk R’Lấp, nhưng nay cả 8 huyện, thị xã đều có diện tích cây tiêu (huyện thấp nhất có 300 ha và huyện Đắk R’Lấp có nhiều nhất với 3.400 ha).
Để phát triển cây tiêu bền vững, theo kế hoạch từ nay đến năm 2015, Đắk Lắk chỉ mở rộng diện tích cây tiêu trên những chân đất thích hợp với 4.900 ha, nhưng nay đã tăng lên trên 6.000 ha. Ở tỉnh Gia Lai, đồng bào cũng ồ ạt tăng diện tích lên trên 6.000 ha, tập trung ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh.
Các tỉnh Tây Nguyên cần sớm có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng phát triển cây tiêu ồ ạt, đồng thời nhanh chóng rà soát, quy hoạch lại đối với từng vùng trồng tiêu để từ đó có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến nông, hướng dẫn đồng bào các dân tộc tập trung đầu tư thâm canh, ổn định diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tiêu hạt.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng khuyến khích đồng bào các dân tộc sử dụng các loại cây trụ sống, trụ xây bằng gạch để trồng tiêu nhằm góp phần hạn chế tình trạng phá rừng trái phép lấy gỗ về làm trụ tiêu./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)